Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

‘Logistics bền vững’ giúp gì cho thương mại điện tử?

Xây dựng nền tảng logistics theo hướng bền vững giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cân bằng giữa duy trì tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.

Lazada Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong triển khai phương án xe đạp điện chở hàng. Ảnh: Lazada.

Những năm vừa qua, dù kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ song ô nhiễm môi trường và thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên vẫn là vấn đề nóng hổi. Chiến lược “logistics bền vững” hướng đến các tiêu chí giảm thiểu năng lượng và tác động môi trường thông qua việc dùng vật liệu đóng gói có thể tái chế, giảm thiểu rác thải, nhiên liệu… dần trở thành xu thế. Không ít các công ty logistics trên thế giới đã áp dụng chiến lược này trong những năm gần đây.

Mặt khác, so với tình trạng gần như “đóng băng” của ngành dịch vụ, thị trường thương mại điện tử năm qua trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi một số đơn vị ngành này thành công trụ vững qua “làn sóng” Covid-19. Thậm chí 2020 còn được xem là năm bùng nổ của thương mại điện tử.

Đối mặt với thách thức ngoại cảnh bao gồm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng từ dịch bệnh, không riêng thương mại điện tử mà các doanh nghiệp toàn cầu đều cần xem xét lại chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển bền vững sau Covid-19. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng từng nhận định rằng phát triển bền vững là yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử vượt suy thoái thành công và tăng trưởng doanh thu nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhạy bén với thị trường và nắm bắt thời cơ. Song, giữa những biến chuyển nhanh chóng của thị trường, một số doanh nghiệp lại chọn những bước tiến ổn định, vững chắc, hướng đến mục tiêu phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững và lành mạnh trong dài hạn.

Lazada năm qua đã có những bước tiến vượt bậc khi thúc đẩy sáng kiến giao hàng không tiếp xúc phòng dịch. Đơn vị đã phát triển ý tưởng “logistics bền vững” với các phương án góp phần bảo vệ môi trường như: xe đạp điện chở hàng, sử dụng vật liệu tái chế trong đóng gói hàng hóa, thu gọn kích thước hộp chứa nhằm hạn chế vận chuyển “không khí”…

Đối mặt với sự biến đổi không ngừng và cạnh tranh khốc liệt của thị trường thương mại điện tử, Lazada lựa chọn kiên định với với mục tiêu phát triển hạ tầng logistics tại Việt Nam. Đại diện Lazada Việt Nam cho biết, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và xây dựng nền tảng logistics vững mạnh từ đầu của họ đã phát huy tối đa tác dụng trong năm qua.

Các đối tác của Lazada trong năm qua đều thuận lợi phát triển, đạt mục tiêu hợp tác “win-win” mà đơn vị đề ra, bao gồm thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng. Nhờ đầu tư hệ thống, hạ tầng logistics, Lazada hiện là sàn thương mại điện tử có chi phí giao hàng rẻ hàng đầu thị trường.

“Logistics bền vững” vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam, song cũng đầy tiềm năng. Là đơn vị tiên phong về mảng logistics của ngành thương mại điện tử trong nhiều năm qua, những thành quả mà Lazada đạt được là minh chứng rõ nhất cho việc đặt mục tiêu phát triển bền vững lâu dài là đúng đắn.

Theo VNE