Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Kinh doanh độc đáo và những cái nhất

LTS: Hồ hởi, dễ thương cả trong tính cách, hành xử và luôn có những quyết định nhanh. Đặc biệt luôn nỗ lực sáng tạo để ngày mai luôn mới hơn hôm qua của Chủ tịch Phúc Sinh là những yếu tố tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp này với hai khác biệt nổi bật, đó là kinh doanh độc đáo và nhiều cái nhất.

Thay đổi tư duy ngành hồ tiêu

Tôi còn nhớ những năm kinh doanh đầu đời khốn khó, luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo để tồn tại và một lần đến Indonesia – xứ sở sản xuất tiêu trắng, họ sản xuất cả 100 năm tiêu trắng mà Việt Nam mới trồng nhiều từ năm 2000 trở lại đây. Tôi tự hỏi: “Tại sao họ có tiêu trắng mà mình không có?”.

Câu hỏi ám ảnh tôi mọi lúc, mọi nơi, thế là tôi quyết định dành tiền mua một container tiêu đen và nhờ một nhà sản xuất hợp tác làm tiêu trắng, dựa theo cách làm của người Indonesia nhưng không copy hoàn toàn và nếu thành công sẽ chia đôi, còn mất mát thì một mình Phúc Sinh chịu. 

Sau nhiều lần thất bại và muốn từ bỏ thì may mắn đã đến. Khi có sản phẩm, phải mất một năm đi thuyết phục khách hàng, làm marketing và cuối cùng chúng tôi cũng đã thực hiện được điều mong muốn. Khách hàng chịu mua và trả giá tốt. Mười năm sau, từ không xuất khẩu tiêu trắng, Việt Nam đã xuất khẩu tiêu ra thế giới với sản lượng 25% tiêu trắng.

Từ thành công đó, Phúc Sinh tiếp tục kiếm tiền xây nhà máy đầu tiên vào năm 2004. Và sau 2-3 năm, thị trường bắt đầu làm theo. Tuy lợi nhuận bị giảm nhưng tôi vẫn vui vì Phúc Sinh vẫn là công ty đầu tiên xuất khẩu tiêu trắng. Cũng như vậy, chúng tôi lại bán tiêu hạt lớn gọi là Jumbo.

Trước đây, chúng ta bán hàng đổ đống và tôi nghĩ sao không lựa chọn tiêu hạt lớn Jumbo rồi đóng gói đẹp đẽ bán giá cao. Lại tiếp tục thuyết phục khách hàng và Phúc Sinh lại là doanh nghiệp đầu tiên mở ra một dòng tiêu mới cho tiêu Việt Nam.

Như những con chim đầu đàn mở ra xuất khẩu trực tiếp đến người mua trên toàn thế giới, Phúc Sinh đã tạo ra cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đi tiếp thị chào hàng buôn bán kinh doanh khắp nơi và “đó” cũng tạo ra một làn sóng các doanh nghiệp Việt Nam tự tin buôn bán kinh doanh hàng nông sản khắp thế giới.

Duy nhất trên thị trường nội địa 100% cà phê nguyên chất

Năm 2015, thấy cơ hội kinh doanh cà phê nội địa trong nước, nhưng toàn uống pha bắp, đậu nành bơ sữa và hóa chất hương liệu. Tôi lại hỏi: “Sao mình không kinh doanh cà phê ngon lành và 100% nguyên chất?”.

Thế là bắt tay vào làm, phải nói là đó ý tưởng rất tuyệt! Chúng tôi quảng cáo trên tivi ở Euro Cup. Chỉ sau vài tháng, các thương hiệu khác cũng bắt đầu thấy ý tưởng tuyệt diệu của Phúc Sinh và họ bắt chước. Cái khó của chúng tôi là lúc đó chưa có hệ thông phân phối, người muốn mua không biết mua ở đâu.

Tuy nhiên, nền tảng của các công ty bắt chước đó, có cả công ty rất lớn, cả công ty nhỏ đều không có cà phê nguyên chất nên khó bắt chước được. Sau này, chúng tôi dần xây dựng nhiều kênh phân phối và mở ra bán hàng trực tuyến trên trang www.kphucsinh.vn, cố gắng bằng mọi cách cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đến giờ, KCOFFEE là cà phê rang xay duy nhất, tự tin ghi trên bao bì là 100% nguyên chất.

Blue Sơn La, câu chuyện đầy cảm hứng

Sơn La trồng cà phê tuyệt ngon 35 năm rồi, mà tiêu thụ sản phẩm rất khó. Không ai biết đến chất lượng này, Bí thư tỉnh thường xuyên ra lễ hội cà phê Đắk Lắk để mời gọi các công ty lớn lên Sơn La đầu tư.

Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi không được gặp ông. Năm 2017, tôi đi Tây Bắc chơi với bạn và lên Sơn La, tôi biết có cà phê được trồng trên Sơn La.

Tuy nhiên, chỉ biết thế thôi nhưng khi lên tới nơi thật ngạc nhiên là nơi này họ trồng nhiều như vậy, bạt ngàn. 100% Arabica và tôi tự hỏi sao không xây nhà máy chế biến Arabica Sơn La tại đây? Thế là Blue Sơn La Arabica ra đời, độc nhất vô nhị, máy móc mua của nơi Arabica nổi tiếng trên thế giới – vùng đất Colombia.

Nói đùa nhiều người phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng không biết Sơn La có cà phê, hay cà phê được trồng ở Sơn La mà chỉ nghĩ đến Tây Nguyên.

Tuy nhiên, không những Sơn La trồng cà phê, mà cà phê Sơn La còn ngon nhất Việt Nam, nơi có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Nơi có thời tiết khắc nghiệt thì hoa trái khó sống nhưng mà rất ngon và thơm.

Cuối năm 2019, tôi đi với phái đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Hà Lan để tham quan, gặp gỡ đối tác bộ và doanh nghiệp, rất tự hào khi Bộ trưởng dùng Blue Sơn La tặng các đối tác thị trưởng các vùng ở Hà Lan.

Say men hạt tiêu, sáng tạo độc nhất

Chúng ta có nhiều năm tháng huy hoàng với hạt tiêu, nhưng những năm gần đây, giá tiêu xuống thấp và kinh doanh đầy thách thức khó khăn. Tôi luôn nghĩ làm thế nào để khắc phục và sốt tiêu ra đời sau khi đi siêu thị ở Frankfurt Đức. Và một đột phá nữa là sau nhiều năm nghiên cứu làm sản phẩm mới, chúng tôi có làm được hạt tiêu sấy lạnh lần đầu tại Việt Nam và trên thế giới.

Hạt tiêu sấy lạnh mang lại hương vị tự nhiên rất tươi mát, nhẹ nhàng, vô cùng khác biệt so với những hạt tiêu sẵn có trên thị trường và hơn nữa nhìn sản phẩm có màu xanh tự nhiên rất thích thú, cảm giác an toàn, mang cảm giác vườn tiêu tự nhiên tới bữa ăn. Chúng tôi giới thiệu sản phẩm và mọi người chào đón rất hỗ hởi.

Phúc Sinh là đơn vị sáng tạo đầu tiên ra sản phẩm độc đáo này và phân phối trên thị trường nội địa. Một năm trước, Phúc Sinh đã xuất khẩu sản phẩm tiêu xanh sấy lạnh qua Mỹ, Thụy Sĩ, Dubai… và bây giờ quay trở lại cung cấp hạt tiêu này cho người dùng Việt Nam. Thật tuyệt vời khi nhìn sản phẩm đẹp, người tiêu dùng mua hân hoan. 

Với các sản phẩm sáng tạo và tiên phong, đã mở đường cho Phúc Sinh vững vàng đi tiếp và phát triển mạnh mẽ hơn, như tiêu trắng mang lại lợi nhuận cho Phúc Sinh xây dựng được nhà máy tiêu, và các sản phẩm khác cũng đầy tự hào, rồi đến Blue Sơn La đẹp long lanh mang lại thương hiệu cho vùng Tây Bắc Sơn La và giờ đây là tiêu sấy lạnh vừa đẹp, chất lượng và rất ngon cho người dùng Việt.

Tất cả đều là sự độc đáo từ trong suy nghĩ và cách làm của Phúc Sinh. Tôi nhận thấy, mình còn rất nhiều cơ hội, các doanh nghiệp chưa làm đủ đẹp và tốt thôi, còn nếu làm được, các bạn luôn có con đường tồn tại và phát triển. 

Theo DNSG