Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab sẽ “đi đâu về đâu”?

Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải ‘lựa chọn’ loại hình để tiếp tục hoạt động.

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định từ ngày 1/4 tới dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (taxi công nghệ).

Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải ‘lựa chọn’ loại hình để tiếp tục hoạt động.

Theo đó, các hình thức kinh doanh này sẽ chuyển sang áp dụng theo Nghị định 10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực tư ngày 1/4 (thay thế Nghị định 86/2014). Cụ thể, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ được xác định là taxi. Những xe này có quyền lựa chọn gắn “mào” taxi trên nóc xe; hoặc phải dán chữ “XE TAXI” bằng vật liệu phản quang trên kính trước và kính sau xe.

Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT các địa phương, gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị thí điểm kinh doanh “taxi công nghệ” dừng hoạt động từ ngày 1/4. Các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải đang thí điểm, các đơn vị đang liên kết phương tiện chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp theo Nghị định 10.

Trường hợp xe dưới 9 chỗ đang thí điểm là xe hợp đồng, kể từ 1/4, nếu tiếp tục hoạt động là xe hợp đồng phải cấp lại phù hiệu và dán lên kính xe, thực hiện xong trước ngày 1/7/2020. Trường hợp có nhu cầu chuyển sang xe taxi, phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo Nghị định 10/2020.

Theo điều 35 Nghị định 10/2020, quy định: Đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải; phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng một số yêu cầu theo Nghị định này.

Cụ thể, ghi nhận đặt xe của hành khách và chuyển cho đơn vị vận tải; thực hiện vai trò là đơn vị trung gian; bảo mật thông tin và lưu trữ giữ liệu; chỉ được cung cấp phần mềm cho đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…

Trường hợp đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải có thực hiện 1 trong các công đoạn của hoạt động vận tải, như trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Là một hãng có sức mạnh tài chính cực kỳ khủng khiếp, vị thế dẫn đầu thị trường, và lại chỉ là một mảng kinh doanh phụ trợ cho mảng tài chính công nghệ (fintech), Grab có lẽ là một tượng đài khó bị đánh đổ trong mảng gọi xe công nghệ. Lợi thế của các hãng dạng nền tảng nằm ở quy mô, và quy mô lại là thứ khó có thể đạt được bởi các hãng mới. Sẽ rất khó để xuất hiện một đối thủ xứng tầm với Grab, nếu xuất phát từ mảng gọi xe thuần túy.

Việc Đề án thí điểm 24 được Bộ GTVT triển khai năm 2016 được xem là quyết định ‘mở đường’ cho các hãng taxi công nghệ (Grab, Uber,…) vào hoạt động tại Việt Nam và tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường vận tải. Đề án thí điểm được triển khai tại 5 địa phương với sự tham gia của 9 doanh nghiệp. Đề án sẽ chính thức dừng vào ngày 1/4 tới sau hơn 4 năm thực hiện.

Điều này đồng nghĩa đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải như Grab sẽ phải ‘lựa chọn’ loại hình gắn ‘mào’ hoặc logo sau ngày 1/4/2020 để tiếp tục hoạt động.

Theo Enternews.vn