Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Ba lời khuyên của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tới giới trẻ

Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng cho rằng: Nếu ta làm việc tận tâm, quyết tâm và hướng đến sự hài hòa lợi ích chung của bản thân và xã hội thì nhất định sẽ thành công.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó.

Vị tỷ phú này được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD, 2,1 tỷ năm 2016. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Năm 2020, Phạm Nhật Vượng là một trong 4 doanh nhân được tạp chí Forbes bình chọn. Với tổng tài sản 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2020, chủ tịch Vingroup đứng 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes, thấp hơn 47 bậc so với năm 2019.

3 lời khuyên của tỷ phú với người trẻ

“Nhà đẹp, các công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật thể. Làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng Vingroup”, ông Vượng từng chia sẻ với báo giới.

Trong ấn phẩm kỷ niệm 100 năm phát hành tạp chí Forbes đăng tải 3 lời khuyên của tỷ phú Phạm Nhật Vượng về đam mê, sứ mệnh của bản thân cũng như bài học giúp người khác thành công.

Thời gian: Không có ai có quá nhiều thời gian trên đời này cả, ta phải làm sao để sau này không phải hối hận vì đã lãng phí nó. Chưa kể, công việc với tôi là lẽ sống, là niềm vui, là đam mê và nhiều khi làm việc cũng là giải trí.

Đầu tư vào ngành ô tô: Tôi có mong muốn cháy bỏng là xây dựng được một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới, giúp con cháu sau này có thể tự hào về đất nước, về dân tộc của mình và qua đó truyền cảm hứng cho các thệ hệ trẻ. Vingroup sau một thời gian dài dấn thân, miệt mài phấn đấu đã có được những điều kiện ban đầu để bắt tay vào việc này. Hơn thế nữa, hiện nay tất cả các thành viên của Vingroup đều thể hiện quyết tâm và mong muốn được đóng góp toàn bộ trí lực để thực hiện thành công sứ mệnh này.

Bài học quan trọng nhất: Nếu ta làm việc tận tâm, quyết tâm và hướng đến sự hài hòa lợi ích chung của bản thân và xã hội thì nhất định sẽ thành công.

Bí quyết “thu phục” nhân viên

Theo tiết lộ của bà Lê Thị Thu Thuỷ – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast trên kênh truyền hình nổi tiếng CNN (Mỹ), đợt dịch bệnh Covid-19 đã cho VinFast nhiều kinh nghiệm đáng nhớ.

Còn nhớ dịch Covid-19 khiến xã hội bị cách ly, ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh khiến thu nhập của rất nhiều người lao động bị giảm mạnh. Vậy nhưng, theo chia sẻ của bà Thủy thì chính trong giai đoạn khó khăn ấy đã có những nhân sự nói với Chủ tịch Phạm Nhật Vượng rằng họ thấy công ty đang gặp khó khăn và sẵn sàng cắt giảm một phần lương.

Đáp lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định, dù công ty phải ngừng hoạt động 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, thì lương của nhân viên vẫn phải trả đủ.

Theo ông Vượng, phía sau những nhân viên còn có gia đình, vì vậy, dù tại Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách cắt giảm lương để tồn tại, nhưng Vingroup không chọn cách làm này. Vingroup vẫn trả lương đầy đủ và hỗ trợ nhân viên làm tốt công việc của mình.

“Những công ty khác ngoài kia vẫn đang gồng mình vượt qua dịch bệnh và cắt giảm lương của nhân viên để tồn tại nhưng chúng ta không làm vậy. Dù phải ở nhà gần 2 tháng, chúng ta vẫn trả lương đủ và hỗ trợ hết mình cho nhân viên bởi vì họ vẫn phải lo cho gia đình”, Chủ tịch Vingroup khẳng định.

Bà Thủy khẳng định, chính sách trả lương đầy đủ đã đem lại những giá trị tích cực cho Vingroup, đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối của nhân viên sau đó.

Hiện nay, Vingroup có hơn 50.000 nhân viên trên khắp thế giới và tập đoàn này vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian giãn cách xã hội và bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch.

Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong cho nhân viên làm việc tại nhà, chia nhỏ các nhóm nhân viên với chính sách phù hợp.

Đối với những nhân viên không phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Vingroup cho họ được làm việc tại nhà.

Còn đối với những nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Vingroup có chính sách dành thêm các khoản tiền bồi dưỡng cho họ – những người phải đối mặt với rủi ro về dịch bệnh nhiều nhất. Với những nhóm ở giữa 2 nhóm trên, tập đoàn cũng có những khoản hỗ trợ phù hợp.

Người không từ chối rủi ro

Ông Vượng không từ chối rủi ro và nói rằng “bất kỳ công ty nào cũng có thể sụp đổ”. Ông nói rằng tập đoàn này đã thực hiện các kịch bản dự phòng trong trường hợp bất động sản xảy ra như năm 2009 và tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn trong nhóm. Cho đến nay, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm nay, Vingroup hiện cũng đang phát triển các khu bất động sản công nghiệp dự kiến sẽ có nhu cầu khi các nhà sản xuất chuyển vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Với những ai còn nghi ngờ khát vọng ôtô điện của mình, ông Vượng chỉ ra rằng, VinFast đã biến một đầm lầy thành một nhà máy ôtô hiện đại, hoàn thành với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động, và bàn giao xe hơi cho người tiêu trong 21 tháng – đó thực sự là một kỳ tích mà ít người nghĩ Vingroup có thể làm được cho đến khi dự án đã hoàn thành.

Hiện tại, nhà máy điện thoại sẽ tận dụng nền tảng kim loại, nhựa và chất bán dẫn silicon tương tự để triển khai chế tạo máy thở. Khoảng 70% nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương. Ban đầu, mỗi ngày có 85 công nhân đang sản xuất 160 máy trong thời điểm công ty chính thức được cấp số lưu hành, sản xuất đại trà vào cuối tháng 6 vừa qua.

Ông Vượng cho biết, giá hiện tại của máy thở thấp hơn chi phí sản xuất của máy. “Mục đích của việc sản xuất máy thở hoàn toàn là đóng góp cho xã hội vào thời điểm quan trọng này” – ông Vượng nói về việc sản xuất mang tính tạm thời này. “Chúng tôi không có kế hoạch mở rộng sang phân khúc này”.

Theo Enternews.vn