Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Cách nhà lãnh đạo quản lý bản thân, dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mùa dịch

Tùy vào đặc thù loại hình doanh nghiệp, địa phương nơi sinh sống mà lãnh đạo các công ty lựa chọn cách quản lý bản thân cũng như cách thức vận hành, dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19 sẽ khác nhau.

Khi cơn đại dịch vi rút Corona tràn vào Việt Nam, nó khiến cho tất cả mọi người bàng hoàng và sững sờ. Từ khi xuất hiện dịch đến nay, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ trên cả nước đang trì trệ, dậm chân tại chỗ, gặp rất nhiều khó khăn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải đối mặt với thử thách và dò tìm hướng đi với cơn khủng hoảng toàn cầu chưa từng có trong lịch sử này.

Leader Network phối hợp cùng Lava Coffee & Loung đồng hành cùng các doanh nhân và nghệ sỹ tổ chức chương trình “ Ứng phó linh hoạt với Covi-19 trong kinh doanh” về chủ đề “ Những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn covi-19, bên cạnh đó lãnh đạo các doanh nghiệp, các nghệ sỹ chia sẻ lại kinh nghiệm quản lý bản thân, cách để dẫn dắt đội ngũ  vượt qua mùa Covid-19”.

Đồng hành chương trình có: Ông Mai Trường Giang, Founder chuỗi gà rán Chicken Otoke, Chewy Chewy, Chef Station, Cô Tấm, Ông Ali Hoàng Dương, ca sỹ, nhà kinh doanh, Phạm Minh Chí, Head Manager chuỗi Domino Pizza, Bà Zean Võ, Một trong 22 gương mặt của Singapore lọt Forbes 30 under 30 châu Á. Đồng sáng lập và CEO startup công nghệ thời trang Browzzin, Host: Trí Hiển, biên tập viên VTV9,…

Việc dịch Covid-19 bất ngờ bùng lên trên toàn cầu hiện nay có thể coi như một phép thử đối với các doanh nghiệp. Đối với một số chủ doanh nghiệp, đối mặt với khủng hoảng chính là một thách thức và cơ hội để chuyển mình. Thực tế, mặc dù chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững trước đợt bão Covid-19 này. Vậy họ đã làm thế nào để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn?

Lãnh đạo trong tình hình bình thường khác với lãnh đạo trong biến động như thế nào?

Thông thường, con người ta sẽ có thời gian cân nhắc đúng sai, nhận định và phân tích vấn đề một cách rõ ràng thấu đáo. Nhưng khi có khủng hoảng mang tính cộng đồng xảy ra, mọi người sẽ trở nên hoảng loạn, sợ hãi và nghĩ nhiều hơn về lợi ích và tính an toàn của bản thân. Do đó, họ sẽ không còn quan tâm nhiều đến lợi ích chung, tình trạng này dễ dẫn đến những hành vi quá khích và làm tình hình càng tồi tệ hơn. Chẳng hạn như, trong đợt đầu bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam, ở nhiều nơi đã xảy ra hiện tượng người dân đổ xô đi mua, tích trữ khẩu trang y tế và lượng thực phẩm lớn. Điều này khiến cho giá khẩu trang tăng vùn vụt đến mức cao ngất ngưỡng và nhiều người không thể mua được nữa. Bên cạnh đó, việc giữ thực lương thực phẩm lâu trong nhà nhưng không thể sử dụng hết, đến khi hết hạn phải vứt đi là một hành động vô cùng hoang phí.

Nhưng nhìn chung, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn để kiểm soát tình hình như kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: tạm dừng nhập cảnh, tạm dừng cấp thị thực, tạm dừng các chuyến bay, cách ly 14 ngày khi nhập cảnh, phong tỏa vùng dịch, cho học sinh nghỉ học, dãn cách xã hội và tập trung cao độ vào việc chữa trị người bệnh,…

Ở đợt đầu, dịch bệnh không cướp đi mạng sống của bất cứ người dân Việt Nam nào trong khi mỗi ngày trên thế giới trung bình có 5.900 người chết vì Covid-19. Nhiều nước có nền kinh tế và y tế phát triển hơn chúng ta rất nhiều lại phải thán phục khả năng của Việt Nam.

Có thể nhận thấy rằng, trong tình hình mọi thứ đều không ổn định, cách dẫn dắt và ra quyết định của những người lãnh đạo là hết sức quan trọng. Là một nhà lãnh đạo, đầu tiên bạn phải có khả năng trấn an, xoa dịu nỗi lo sợ và tiếp thêm sức mạnh cho những người đi theo bạn. Tiếp đó là những biện pháp có thể giảm thiểu thiệt hại cho mọi người đến mức thấp nhất. Những quyết định được đưa ra trong thời kỳ khủng hoảng cần phải dứt khoát, nhanh chóng và cứng rắn. Bạn không có nhiều thời gian để cân nhắc như thông thường. Do đó, bạn cần có tư duy lãnh đạo vững chắc để nhận định vấn đề thật chính xác.

Dưới đây là cách để các lãnh đạo, nghệ sỹ dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mùa dịch

 Trò chuyện với một sự thấu cảm

 Bà Zean Võ: Các nhà lãnh đạo nên sẵn sàng với những hậu quả mà cơn đại dịch gây ra, và giao tiếp hai chiều hiệu quả hơn với nhân viên của mình. Nhân viên cần cảm nhận được rằng sếp của mình thấu hiểu với những muộn phiền mà họ đang phải đối mặt giữa cơn khủng hoảng. “Hàng tuần tôi đều gặp gỡ, ngồi lại cùng nhân viên, kể cho họ nghe một cách chân thật về những khó khăn mà tôi đang gặp phải. Tôi ghi nhận tất cả những phản hồi mà nhân viên gửi đến – và thật sự lắng nghe những gì mà họ chia sẻ.

Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn có hai cái tai và một cái miệng – nghe nhiều hơn, và nói ít lại. Hãy lãnh đạo với một niềm cảm thông, thúc đẩy mục tiêu nhưng phải thấu hiểu cách mà nhân viên có thể đạt được mục đích đó như thế nào – mà trong trường hợp này, đó chính là sự sống còn, và giúp cả gia đình họ vượt qua giai đoạn nghịch cảnh của đại dịch.

Hành động

Là một công ty kinh doanh những mặt hàng thiết yếu,  chia sẻ rằng nhân viên của mình vẫn phải tiếp tục đến cửa hàng và nhà kho để làm trong suốt mùa dịch. Tuy nhiên, ông đã phân bổ lại tuyến đường làm việc để nhân viên có thể làm gần nhà nhất có thể – và sau đó ông quyết định tự mình đến làm ở các tuyến đường còn lại.

Ông Phạm Minh Chí – Head Manager chuỗi Domino Pizza chia sẻ: Tôi luôn nghĩ rằng: Không để nhân viên tự thân vận động ở cửa hàng có phải là một việc làm đúng đắn không?. Vì thế ông đã có mặt ở tận nơi, để quan sát rằng sẽ có lúc cửa hàng ít bận rộn hơn, đó sẽ là lúc an toàn để gọi nhân viên đến hỗ trợ.

Tôi là người lãnh đạo, nhưng đồng thời tôi cũng sẵn sàng nhảy vào để giúp đỡ bất cứ lúc nào. Theo Ông Phạm Minh Chí:Tôi không cho rằng ngày nay nhà lãnh đạo là phải biết hết mọi đáp án. Thay vào đó, nhân viên luôn mong đợi được lắng nghe những gì mà bạn nghĩ. Lãnh đạo chính là khả năng dẫn dắt mọi người vào một ngôi nhà chung, chứ không phải bạn chỉ ngồi đó ngắm nhìn mọi thứ trong tòa lâu đài kính của chính mình.

Lãnh đạo có mục đích

Ông Ali Hoàng Dương – Ca sỹ, Nhà kinh doanh: việc quản lý giữa cơn đại dịch, hoặc trong tình huống thiếu công bằng xã hội, hoặc một tình hình kinh tế nào đó – thì bạn phải có khả năng nhận biết điều gì là thật sự quan trọng, tại sao nó lại quan trọng, và ai đủ tầm vóc để tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là khi bạn muốn đi xa hơn người khác và cố gắng nỗ lực hết mình để tiến phía trước.

Đã là nhà lãnh đạo nói phải có người nghe, đe phải có người sợ do vậy những lời nói của người lãnh đạo mang tính quyền lực, khó thay đổi. Và muốn làm được điều đó, nguyên tắc lãnh đạo phải là tấm gương sáng cho các nhân viên noi theo khiến họ tôn trọng và muốn đi theo mình. Thông thường những hành động được thực hiện thông qua lời nói sẽ khó hơn là mình nói ra nên muốn nhân viên có thể làm đúng làm tốt người lãnh đạo phải hiểu những hành động đó một cách chi tiết và cụ thể.

Muốn nhân viên hành động theo định hướng của mình, tất nhiên chủ doanh nghiệp phải đưa ra cho họ những mục đích rõ ràng để họ biết những hành động họ làm là có ý nghĩa. Những nhân viên hành động ý nghĩa mang lại kết quả như bạn mong muốn mới là những người có ích.

Mục đích trong lời nói của người lãnh đạo được xuất phát từ 3 khía cạnh: lý do, cảm xúc và sự nhận biết. Hành động có mục đích sẽ giúp các nhân viên biết để hoàn thành nó, họ sẽ phải làm như thế nào, phải cố gắng như thế nào? Hãy chỉ ra cho họ thấy bí quyết của sự thành công luôn nhờ tính kiên trì, cố gắng và không dễ bỏ cuộc theo đuổi mục tiêu đến cùng.

Những mục đích mà công ty đưa ra là nhằm một mục tiêu xây dựng, duy trì và phát triển công ty. Khi tất cả nhân viên đều đồng lòng để đạt mục đích đó thì công ty bạn sẽ tốt lên mỗi ngày.

Những hành động, nguyên tắc lãnh đạo đưa ra cho nhân viên không chỉ có ý nghĩa với bản thân mình mà con ý nghĩa cả với nhân viên. Nếu lý do đó xuất phát từ lợi ích cá nhân bạn mà không phải là tiếng nói đại diện cho quyền lợi và lợi ích của các nhân viên trong công ty, thì hành động mà nhân viên của bạn thực hiện sẽ không thể mang lại kết quả mỹ mãn. Trước khi mong muốn nhân viên của mình thực hiện những điều mình mong muốn phải tìm hiểu họ, xác định được những nhu cầu và vấn đề mà họ quan tâm để đưa ra hướng giải quyết phù hợp vừa đạt được mục tiêu của công ty vừa giữ lợi ích cho nhân viên.

Chuyển đổi số

Ông Mai Trường Giang – Founder chuỗi gà rán Chicken Otoke, Chewy Chewy, Chef Station, Cô Tấm: Cách tốt nhất là chuẩn bị sẵn nhiều kịch bản ứng phó, kể cả tình huống xấu nhất. Điều này sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động.

Bên cạnh đó là tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ để thay đổi cách thức vận hành và chuyển đổi sang mô hình làm việc online, nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trong khi doanh nghiệp vẫn đảm bảo được hoạt động hiệu quả.

Không thể phủ nhận Covid-19 đang tạo ra nhiều tiền đề cho quá trình chuyển đổi số về sau, ví như chúng ta phải vận hành online, phải tương tác nhiều hơn qua phần mềm, phải rà soát, tối ưu và đóng gói lại quy trình để cộng tác từ xa hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá xem đây là giải pháp tình thế, hay là một bước đi chiến lược về lâu dài thì còn phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp. Chúng ta cần phải làm rõ tâm thế và đặt đúng kỳ vọng trước bất cứ một cuộc chuyển đổi nào.

Còn theo quan điểm cá nhân tôi, để thực hiện chuyển đổi số thì nên bắt đầu từ chính nhu cầu nội tại của doanh nghiệp, thay vì những thúc ép từ phía bên ngoài. Kể cả việc lựa chọn công cụ, chúng tôi vẫn thường nói với khách hàng rằng, nó nên bắt nguồn từ chính nỗi đau mà doanh nghiệp gặp phải, thay vì một trào lưu của xã hội, hoặc sự hoảng loạn trước tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Trong quản trị, khó khăn cũng chính là cơ hội để lãnh đạo doanh nghiệp rà soát lại bộ máy, rà soát cắt giảm chi phí, cắt lỗ những mảng kinh doanh chưa hiệu quả, đặc biệt là nhìn lại phương thức sản xuất, kinh doanh và có thể tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường đào tạo nội bộ bằng nhiều phương thức phù hợp, cố vấn riêng và đào tạo trực tuyến.

Do vậy, việc tiếp tục tăng cường đào tạo nội bộ ngay giữa bão dịch vẫn được quan tâm phát triển để tăng sức mạnh và độ linh hoạt ứng phó cho lực lượng kế thừa.

Đặc biệt, khi Covid-19 xảy ra, tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng có một  số thay đổi, đây là cơ hội để nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng để tập trung nghiên cứu sản phẩm mới. Đại dịch này cũng chính là “phép thử” đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đủ sức vượt qua sẽ mạnh mẽ, vững vàng hơn trên thương trường.

Theo PV