Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Tuyên bố “máu mặt” của cá mập Shark Liên nhà máy nước sông Đuống

Nói về dự án nhà máy nước sông Đuống, Shark Liên khẳng định nhà máy sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi.

Không chỉ là nhà sáng lập của ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN, vị nữ cá mập chính của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 – Shark Đỗ Liên (tên đầy đủ Đỗ Thị Kim Liên) còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống.
Nói về dự án nước mặt sông Đuống, Shark Liên từng tuyên bố: “Đây là công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi. Bộ phận quan trọng của một nhà máy nước là đường ống, với nhà máy nước mặt sông Đuống thì đường ống được mua từ nhiều nguồn gồm Việt Nam, Thái Lan và có cả của Trung Quốc. Mỗi địa hình, vùng đất sẽ quyết định dùng ống nhựa hay ống gang. Đây là hạng mục ngốn vốn nhất chiếm tới 60% vốn huy động”.

Shark Liên Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống. Ảnh: Người tiêu dùng. (Ảnh: CafeF)

Được biết, dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống của Shark Đỗ Liên có quy mô gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ở mức 5.000 tỷ đồng (tương đương 225 triệu USD).
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.
Dự án bao gồm 2 hợp phần chính gồm Công trình thu – trạm bơm nước thô, nhà máy nước và tuyến ống truyền dẫn cấp 1 (đường kính từ 800 – 1800mm) dài 76km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên.
Về quy mô dự án, đến năm 2019 đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Shark Liên cho biết, vốn đầu tư nhà máy nước một phần là vốn tự có, phần còn lại thì vay ưu đãi của nước ngoài, ngoài ra vay của các ngân hàng. Tỷ lệ vốn vay trên tổng mức đầu tư khoảng 60%.
Tại lễ khánh thành giai đoạn 1, bà Đỗ Liên – Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt Sông Đuống cho biết, mục tiêu của Nhà máy Nước mặt sông Đuống là mang nguồn nước sạch sinh hoạt đến toàn bộ những khu vực thiếu nước của Thủ Đô và những tỉnh lân cận.
Bà Liên khẳng định: “Với năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm hiện tại, Nhà máy Nước mặt sông Đuống đã làm chủ được Công nghệ, cơ sở hạ tầng và khoảng không cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150.000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan tỏa nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng”.
Nói về chất lượng nước, bà Liên khẳng định hàng ngày nhân viên của nhà máy sẽ lấy mẫu, tự thí nghiệm và so sánh các chỉ tiêu. Nếu nước không chuẩn thì không thể được Hà Nội chấp thuận.

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống của Shark Đỗ Liên có quy mô gần 65 ha,vốn đầu tư giai đoạn 1 ở mức 5.000 tỷ đồng. Ảnh: Cafebiz.

Về mức giá bán ra cho người tiêu dùng, nữ doanh nhân chia sẻ, sau khi đi vào vận hành toàn bộ giai đoạn 1 vào đầu tháng 9 tới, giá tạm tính nước sinh hoạt của nhà máy là 10.246 đồng/m3 nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Hiện tại nhà máy đang cung cấp nước với giá 7.700 đồng/m3 nước cho giai đoạn 1A.
Tuy nhiên, đó là giá tạm tính của Tp.Hà Nội. Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán sẽ định ra một mức giá hợp lý cuối cùng.
Bà Liên cho rằng: “Với mức đầu tư như vậy thì giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Điều đáng nói, chúng tôi đang bị so sánh với giá nước ngầm. Điều này là bất công. Thực sự với giá nước này doanh nghiệp còn đăng rất trăn trở, phải gồng mình vì vẫn phải đi vay lớn. Thậm chí chúng tôi vẫn đang lỗ với mức giá tạm tính 7.700 đồng. Nhưng chúng tôi vẫn đang chịu đựng được”.
Cũng theo Shark Liên, một dự án dân sinh, đặc biệt là về nước sạch – là nguồn sống, là máu, sự sống của con người thì không thể làm theo kiểu kiếm được lợi nhuận ngay hoặc thấy được cái lợi trước mắt. Bà nói: “Tôi không muốn nói những giáo điều đạo đức hay gì đó cao siêu, nhưng ít nhất khi thực hiện những dự án như vậy, mình phải có cái tâm hướng tới cộng đồng. Thậm chí, với nhiều người, việc thực hiện các dự án như vậy nhiều khi cũng là sứ mệnh”.

Theo Kiến thức