Các quan chức ngân hàng trung ương và ngày càng nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tạo ra thị trường trái phiếu trị giá 100 nghìn tỷ USD, một trong những nơi nắm giữ nhiều tiền lớn nhất thế giới.
Giờ đây, “tài chính” xanh có thể đang ở thời điểm chứng kiến sự thay đổi không ngừng. Sau một thập kỷ tăng trưởng với sự bùng nổ, lĩnh vực này đã đi vào ngõ hẹp: thiếu hụt những dự án xanh phù hợp. Điều đó đã gây ra một cuộc chiến để tạo ra một loạt những công cụ và ưu đãi trên thị trường trái phiếu. Các quan chức ngân hàng trung ương và ngày càng nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tạo ra thị trường trái phiếu trị giá 100 nghìn tỷ USD, một trong những nơi nắm giữ nhiều tiền lớn nhất thế giới. Đây là động lực thúc đẩy những biện pháp ngày càng cấp bách nhằm hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.
1. Tài chính xanh hiện tại đang ở tình trạng như thế nào?
Hình thức đơn giản và phổ biến nhất là trái phiếu xanh, loại trái phiếu hỗ trợ cho các dự án thân thiện với môi trường. Lượng trái phiếu xanh được bán trong nửa đầu năm 2019 tăng 44% so với cùng kỳ năm 2018. Những bên đi vay mới bao gồm chính phủ Chile và công ty Verizon Communication. Tuy nhiên, khoản tiền khoảng 500 tỷ USD được phát hành cho tới nay cũng chỉ là một phần nhỏ của cả thị trường trái phiếu.
2. Tại sao lĩnh vực này lại thiếu dự án?
Trái phiếu xanh hiện vẫn còn khá hạn chế bởi tiền của các trái chủ phải sử dụng riêng cho mục đích “xanh”. Điều này khiến nhiều công ty không chắc chắn rằng họ có đủ điều kiện để mua hay không. Một công ty năng lượng mặt trời sẽ dễ dàng để chứng minh rằng số tiền họ đi vay sẽ không được sử dụng để khoan dầu. Còn đối với một công ty dầu mỏ, họ khó có thể làm điều tương tự mà không bị nghi ngờ.
3. Những hoạt động đầu tư khác của tài chính xanh
Rất nhiều nhà đầu tư đang “rót” tiền vào trái phiếu chuyển tiếp (transition bond). Chỉ một số ít trong đó được bán ra, nhưng những ý tưởng tạo ra một loạt tài sản riêng cho trái phiếu giúp một công ty có hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trở nên “xanh” hơn. Một trong những thương vụ đầu tiên của dự án như thế này là công ty sản xuất khí gas của Italy, SNAM SpA, đã huy động được 500 triệu euro vào đầu năm 2019 cho các dự án nhằm giảm 25% lượng khí thải metan vào năm 2025. Một công ty khác cũng đến từ Ý, Enel SpA, mới đây đã phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư, với kỳ vọng sẽ tăng chi phí nếu họ không đạt được mục tiêu về năng lượng tái tạo.
4. Những việc này đã từng được thực hiện chưa?
Rồi, tại thị trường cho vay, với những khoản vay dự trên sự ổn định (SLL), còn được gọi là các khoản vay thúc đẩy sự tích cực với các dự án xanh (PIL). Lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong tài chính xanh đã gắn liền với những hành động cụ thể: Khoảng 3/4 số SLL được thực hiện cho đến nay đều thực hiện vì mục tiêu bảo vệ môi trường, theo Bloomberg NEF. Lãi suất có thể lên hoặc xuống tuỳ theo diễn biến, nhưng sự chênh lệch thường chỉ là một vài điểm cơ bản, hoặc 1% của 1 điểm phần trăm. Tác động lớn hơn có thể là thúc đẩy các công ty cải thiện hiệu suất làm việc đối với những vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược của các công ty này.
5. Nhà đầu tư nên biết điều gì?
Cho đến nay, bằng chứng cho thấy rằng có rất ít sự khác biệt trong diễn biến của trái phiếu xanh và trái phiếu truyền thông. Tuy nhiên, việc có một bộ phận nghiên cứu ngày càng phát triển chứng minh rằng các chiến lược đầu tư tập trung vào ESG có hiệu quả hơn, có thể là do họ “sàng lọc” những công ty có hoạt động vượt trội. Cho đến nay, sự gia tăng của các khoản vay “xanh” không khiến chi phí tài trợ cho các công ty ngành khai thác tăng lên, nhưng quan điểm cho rằng tâm lý nhà đầu hoặc các chính sách của chính phủ có thể làm tăng chi phí tài trợ đã thành hiện thực, nếu có những lo ngại về lâu về dài.
6. Ai là người quyết định công ty, dự án nào thực sự “xanh”?
Việc “phủ xanh” vẫn là một rủi ro và đã có những ý kiến phản đối phàn nàn về việc thiếu tiêu chuẩn toàn cầu và sự không nhất quán giữa các phương pháp xếp hạng ESG. Các đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6/2019 cho một hệ thống xác minh trái phiếu xanh tiêu chuẩn được coi là một mức chuẩn tiềm năng cho chứng khoán xanh trên toàn thế giới.
7. Hoạt động cho vay “xanh” đang diễn ra ở đâu?
Thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã gấp rút thực hiện một phần nỗ lực của chính phủ để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Các nhà đầu tư ở Scandinavian và nhà cho vay ở Pháp, ví dụ như BNP Paribas và Credit Agricole, là trường hợp nổi bật trong những “người tiên phong” của lĩnh vực này. Các ngân hàng đầu tư của Mỹ hiện cũng nhận thấy họ cần phải cạnh tranh. Các nền kinh tế mới nổi như Indonesia và Nigeria đang thiếu vốn và cho rằng hoạt động cho vay “xanh” có thể giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng theo cách thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đó cũng chính là những nơi có khả năng cao thiếu sự minh bạch và các biện pháp quản trị rủi ro khác.
8. Những nơi nào đang thúc đẩy tài chính xanh mạnh mẽ hơn?
Khi Ursula von der Leyen, chủ tịch Uỷ ban châu Âu, nhậm chức, bà đã ủng hộ đề xuất của Pháp về một ngân hàng có thể “mở cửa” 1 nghìn tỷ euro hỗ trợ cho vay đối với các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu. Phát biểu tại Đức, bà nói về một biện pháp kích thích tài khoá có thể bù đắp cho một nền kinh tế đang suy yếu, tập trung vào phát triển kế hoạch đi vay để tránh sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã tham gia vào tháng 4/2019, trong việc đưa ra một lộ trình phát triển hoạt động cho vay “xanh”. Dẫu vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không tham gia.
Hương Giang
Theo Trí Thức Trẻ