Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Ông Trịnh Văn Quyết vào top 3 người giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2019

Với việc tính thêm giá trị cổ phần nắm giữ tại Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC và Chủ tịch Bamboo Airways tính đến ngày 31/12/2019 được ước tính trên 20,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2019.

Kết thúc phiên giao dịch 31/12/2019, nếu như tính theo lượng cổ phiếu niêm yết được sở hữu trực tiếp bởi cá nhân, Chủ tịch Tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết sở hữu quy mô tài sản vốn hóa đạt 6.504 tỷ đồng. Gần 90% số tài sản này đến từ hơn 312 triệu cổ phiếu ROS, phần còn lại chủ yếu đến từ hơn 150 triệu cổ phiếu FLC.

Tuy nhiên, để phản ánh chính xác khối tài sản thực sự mà doanh nhân này đang sở hữu, cần phải tính cả số cổ phần ông Quyết đang nắm giữ tại hai doanh nghiệp hiện có kế hoạch niêm yết trong năm 2020: Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt, tức Bamboo Airways (mã: BAV) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (mã: FHH).

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch Bamboo Airways.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Quyết tại Bamboo Airways hiện tại là 39,08%, còn tại FLCHomes là 52,49%, với giá trị vốn hóa trên thị trường OTC đến cuối ngày 31/12/2019 được ước tính đạt ít nhất 14.000 tỷ đồng.

Với việc tính thêm giá trị cổ phần nắm giữ tại Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC và Chủ tịch Bamboo Airways tính đến ngày 31/12/2019 được ước tính trên 20,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2019.

Tuy nhiên, Bamboo Airways đã có một năm ghi dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có việc mở 34 đường bay nội địa và quốc tế, thực hiện gần 20 nghìn chuyến bay, phục vụ gần 3 triệu lượt hành khách với tỷ lệ đúng giờ trung bình 94%, cao nhất ngành hàng không Việt Nam.

Với xuất phát điểm chỉ 6 máy bay vào thời điểm mới cất cánh, đội bay Bamboo Airways sẽ chạm mốc 30 máy bay ngay trong quý 1/2020, trong đó có 4 chiếc thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner. Chiếc Boeing 787-9 đầu tiên đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ngày 22/12 vừa qua, đưa Bamboo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng tại Việt Nam.

Trước đó, ngày 13/12, Bamboo Airways đã vượt qua gần 1.000 tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế để đạt Chứng nhận IOSA – chứng nhận quan trọng nhất về an toàn hàng không – chỉ sau chưa đầy một năm vận hành. Chứng nhận này đồng nghĩa với việc Bamboo Airways đã gia nhập đội ngũ những hãng hàng không có chỉ số an toàn khai thác được đảm bảo nhất trên toàn thế giới, được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế công nhận.

Năm 2020, hãng hàng không của ông Trịnh Văn Quyết đặt mục tiêu đạt 30% thị phần hàng không, mở 85 đường bay trong và ngoài nước, cùng kỳ vọng vốn hóa đạt 1 tỷ USD sau niêm yết.

Trong lĩnh vực bất động sản, trái ngược với nhiều dấu hiệu trầm lắng của thị trường, 2019 cũng là một năm tương đối sôi động của FLC, với hàng loạt dự án khởi công từ Bắc vào Nam, từ quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi (Quảng Ngãi), đô thị Đại học FLC (Quảng Ninh), đô thị FLC LaVista Sa Đec (Đồng Tháp) cho đến đô thị FLC Legacy Kontum (tỉnh Kon Tum)….

Đặc biệt trong số đó là sự ra mắt của FLCHomes, thương hiệu bất động sản chủ lực trong hệ sinh thái FLC. Với mục tiêu nằm trong top 3 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam, FLCHomes có quỹ dự án đầu tư, phân phối và vận hành đạt trên 300 dự án, có thể đáp ứng cho khả năng cung ứng và hoạt động của FLCHomes đến 2030.

Mới đây, FLCHomes công bố lợi nhuận sau thuế 2019 đạt 216 tỷ đồng. Công ty cũng đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 46% và 60% trong 5 năm tới.

Theo Nhịp sống kinh tế