Nhân viên ở nơi làm việc, cái gọi là hào quang, đều từ công ty đưa mà có. Nếu bạn không có năng lực tiếp nhận hào quang này, mọi thứ sau này sẽ trở nên rất thụ động.
Gần đây, một độc giả gửi thư cho tôi, bảo rằng công ty cô ấy làm việc tận 11 năm vừa sa thải cô ấy. Vì áy náy, lãnh đạo đã bồi thường thêm tháng lương thứ 13, nhưng cô ấy cầm tiền xong lại chẳng thấy vui tý nào.
Cô ấy biết bản thân hạnh phúc hơn người khác nhiều, bởi người khác chỉ nhận được tờ giấy danh sách cắt giảm nhân lực, chứ không được bồi thường thêm đồng nào.
Nhưng cô ấy vẫn cảm thấy rất hoang mang, không biết bây giờ rời công ty, bản thân có thể làm gì?
Sau khi bị sa thải, cô ấy bối rối hỏi bạn bè những câu hỏi về tương lai và nhận được nhiều câu trả lời rất đa dạng.
Bạn A, một freelancer chính hiệu nói: “Cậu đã rời khỏi môi trường công sở rồi thì đừng quay lại nữa. Bây giờ mỗi ngày đến công ty làm 8 tiếng chưa chắc sẽ được nhiều tiền như làm ngành tự do, vừa thoải mái, vừa không cần nhìn sắc mặt người khác.”
Bạn B, một nhân viên nước ngoài bảo: “Vậy cậu còn không mau trân trọng tuổi trẻ, tìm công ty mới mà ‘đầu quân’. Cứ đợi hoài người ta chê tuổi tác cao lại khó kiếm việc à!”
Bạn C, một giám đốc điều hành cấp cao đã nghỉ hưu cho biết: “Hiện tại đang cách ly vì dịch bệnh, nên trước tiên cứ nghỉ ngơi ở nhà thật tốt, không có gì quan trọng hơn sức khỏe.”
Cô ấy nghe khuyên xong lại càng không biết nên làm sao cho phải. Năm nay, cô ấy đã 38 tuổi rồi, đột nhiên bị công ty mình trung thành bấy lâu sa thải, cô ấy thấy xấu hổ vì bản thân chưa có gì, cũng như không tìm được lối thoái cho chính mình.
Định luật Murphy cho chúng ta biết rằng: Nếu bạn càng lo lắng điều gì, nó lại càng dễ xảy ra.
Đột nhiên bị sa thải tuy là một sự thật phũ phàng, nhưng cũng không phải là việc mới lạ gì. Thế giới đang phát triển nhanh đến mức các công ty không thể theo kịp sự thay đổi của thời đại. Để tồn tại và giữ lợi nhuận, cách phổ biến nhất họ thường dùng là cắt giảm nhân viên để kiểm soát chi phí.
Ngay cả những “đại gia” như Nokia còn không tránh khỏi tình trạng sụp đổ, chứ nói gì đến những nhân viên nhỏ bé như chúng ta.
Tôi có quen vài anh, chị từng làm nhân viên ở Nokia trước đây, khi Nokia ở thời hoàng kim, bọn họ mỗi lần ra đường đều cảm thấy rất tự hào.
Sau đó, khi công ty thất bại, một trong số họ được nhận tiền bồi thường nhưng phải mất vài năm mới tìm được việc, mà công việc này vừa xa nhà vừa ít tiền hơn trước rất nhiều.
Do đó, nhân viên ở nơi làm việc, cái gọi là hào quang, đều từ công ty đưa mà có. Nếu bạn không có năng lực tiếp nhận hào quang này, mọi thứ sẽ trở nên rất thụ động.
Bởi vì nhận biết trước những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai, nên chắc chắn sẽ có nhiều người hoạch định ra cho mình kế hoạch thay đổi công việc, để có thể đứng vững gót chân sau này:
Thứ nhất: Một người không chỉ có 1 công việc duy nhất:
Đây gọi là phương án dự phòng, để khi có những rủi ro không lường trước được xảy ra thì bọn họ vẫn không quá hoang mang vì trong tay không còn đồng thu nhập.
Đối với người thông minh, họ có thể lựa chọn trong 2 công việc, có một việc theo sở thích, một công việc có thể kiếm ra tiền nhiều.
Ngành freelancer cũng sẽ phát triển hơn, bởi vì ngày càng có nhiều người đăng kí các khoa học design hoặc photoshop… qua mạng.
Hơn thế nữa, vì công nghệ ngày càng phát triển, sẽ càng có nhiều công ty cho nhân viên làm việc ở nhà, mỗi tháng chỉ cần đến họp 2, 3 lần, để giảm chi phí xăng cộ.
Ngoài ra, vì các phần mềm mạng xã hội phát triển, trong giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 2k sẽ có nhiều người kiếm tiền thông qua các quảng cáo trên youtube, tiktok…
Việc nổi tiếng cũng dễ dàng hơn trước khi không cần học qua khóa đào tạo tại trường lớp điện ảnh chính quy, mà chỉ cần được cộng đồng mạng “quan tâm” nhiều hơn là được. Tuy nhiên, dẫn đến một hệ lụy là sẽ có nhiều sản phẩm “giả” do chỉnh sửa quá nhiều, không chất lượng vì nội dung không được coi trọng bằng hình thức…
Thứ hai: Càng nhiều người đổ xô vào kinh doanh
Bởi vì tất cả mọi người đều biết rằng “phi thương bất phú”, nên việc đầu tư cho kinh doanh cũng không còn xa lạ gì.
Tuy vậy, chiến thắng chỉ mỉm cười với người có sự chuẩn bị tốt. Vì vậy, số lượng người đổ xô kinh doanh sẽ đông, nhưng thành công được bao nhiêu thì vẫn chưa đoán được.
Thứ ba, đối với những người thích cuộc sống yên ổn, họ sẽ học cách trung thành với chính mình, làm việc vì mình.
Dù là làm việc ở đâu đi nữa, họ cũng nhận ra hạnh phúc nằm ở việc tâm lý được cân bằng, bản thân làm việc không chỉ vì tiền, còn vì thích.
Tất cả những nỗ lực của chúng ta ngày hôm nay là để tương lai có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu bạn muốn 10 năm sau nhận được trái ngọt, thì hiện tại hãy bắt đầu trồng cây!
Theo CafeBiz