Ngành công nghiệp may mặc trị giá 1,4 nghìn tỷ USD đang trải qua cuộc cách mạng từ “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh” sang “Accurate Fashion” – “Thời trang chính xác”.
Bên trong nhà máy rộng lớn của Tuntex ở ngoại ô Jakarta, Indonesia, những chiếc xe tự hành lăn bánh trên khắp các sàn nhà, mang theo nguyên vật liệu giữa các trạm cắt may tự động – nơi tạo ra những mảnh vải ghép và máy khâu bán tự động – nơi hơn 1.000 công nhân đang giám sát quy trình hoàn thiện những sản phẩm may mặc.
Tuntex là đơn vị gia công cho Adidas, Nike, Puma và nhiều thương hiệu quần áo toàn cầu khác. Công ty này cho biết họ luôn phải chạy đua với thời gian, nỗ lực làm ra những dòng sản phẩm thành công nhanh hơn đối thủ để cạnh tranh trong vòng quay tàn khốc của thị trường thời trang nhanh (fast fashion). Hiện nay, mặc dù áp lực đang tăng dần nhưng những công ty như Tuntex cũng tỏ ra có phản ứng nhanh nhạy hơn bao giờ hết.
“Nếu như 4 năm trước đây, thời gian từ lúc bắt đầu tới khi hoàn thiện một sản phẩm thường là 120 – 90 ngày thì hiện nay chỉ còn 60 ngày… Một vài nhà sản xuất thậm chí còn làm trong khoảng thời gian ít hơn thế”, theo Stanley Kang – Phó tổng giám đốc Tuntex. “Tự động hóa và số hóa đang thay đổi mọi thứ và khi mọi thứ thay đổi, chúng tôi cũng phải thay đổi theo. Ai phản ứng nhanh hơn thì người đó sẽ thắng“.
Nhu cầu về tính linh hoạt có thể kể đến là những đơn hàng cho quần áo bóng đá xoay quanh kết quả của những trận đấu. “Nếu nói một đội bạn đang làm áo đấu cho họ thắng trong trận đấu, sau đó bạn sẽ tiếp tục bán cho họ. Chúng tôi sản xuất áo bóng đá cho 1 quốc gia. Nếu họ thắng, đơn hàng sẽ tiếp tục còn nếu thua thì chấm hết”.
Tuntex – giống như nhiều công ty khác trong chuỗi cung ứng của ngành may mặc trị giá 1,4 nghìn tỷ USD, đang đầu tư hàng triệu USD mỗi năm vào các công nghệ mới và quy trình mới khi nhu cầu của người tiêu dùng dịch chuyển định hình lại lĩnh vực này. Thời trang nhanh kiểu bán giá rẻ lấy số lượng nhiều chấm hết rồi, nó được thay thế bởi một mô hình mới cần đến tốc độ, sự chính xác, khả năng truy tìm nguồn gốc và sự thích nghi.
Để đối phó với tình trạng này, các nhà cung cấp đang chuyển các trung tâm sản xuất của họ ra khỏi biên giới để gần hơn với cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu thô và thị trường cuối cùng, tiết kiệm được khoảng thời gian quý giá. Họ cũng đầu tư mạnh cho tự động hóa và số hóa khi công nghệ trở nên tiên tiến hơn và cạnh tranh hơn so với lao động giá rẻ vốn giúp duy trì ngành công nghiệp may mặc suốt thời gian qua.
Tính kinh tế của ngành công nghiệp thay đổi có thể tạo ra ảnh hưởng sâu sắc của những quốc gia ở Nam và Đông Nam Á – những nơi đang định hình chính họ như những trung tâm cho các nhân tố cơ bản nhất của chuỗi cung ứng may mặc. Và nhiều khả năng cuộc đua kéo dài suốt 7 thập kỷ trên toàn cầu đến mức lương tối thiếu sẽ chấm dứt khi tự động hóa hoàn toàn thay đổi cách ngành công nghiệp này mang lại lợi nhuận và đe dọa việc thay thế hàng triệu nhân công trình độ thấp trên khắp thế giới.
“Tôi nghĩ với nhiều quốc gia như Bangladesh và thậm chí Campuchia, chỉ làm những thứ đơn giản chỉ đủ cho đến giờ”, theo Sanchita Benerjee Saxena – Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Á tại Đại học Califonia. “Hiện tại viễn cảnh đó đang thay đổi, sẽ có áp lực phải cải tiến ngành công nghiệp, làm sao họ có thể chuyển chuỗi giá trị và làm sao để đa dạng hóa? Những câu hỏi này không thật sự được ưu tiên trong vài thập kỷ qua nhưng hiện tại mọi thứ đã khác”.
Thảm cảnh ngành bán lẻ
Sự cải tổ chuỗi cung ứng là kết quả của những thay đổi mang tính địa chấn trong ngành công nghiệp thời trang. Chuỗi bán lẻ chuyên về bán lẻ đang gặp khó khăn. Thương hiệu Mỹ Forever 21 là trường hợp điển hình nhất, họ phải nộp hồ sơ xin phá sản vào tháng 9. Đây là cái tên mới nhất trong một danh sách dài gồm cả những thương hiệu cao cấp như Barnerys rồi Diesel and Roberto Cavalli và Rockport.
Những công ty trực tuyến như Asos có thể cạnh tranh nhờ việc tiếp cận nhanh chóng vào xu hướng thời trang khi bùng phát trên Instagram hay những mạng xã hội khác. Những hãng bán lẻ dẫn đầu về công nghệ như Stitch Fix đang giành được khách hàng thông qua việc cá nhân hóa – sử dụng các thuật toán để hiểu về khẩu vị và những quần áo phù hợp cho các khách hàng cá nhân – thứ đang thay đổi cách khách hàng mua sắm và trả tiền cho quần áo. Sự phát triển của ngành công nghiệp quần áo thể thao – với yêu cầu nguyên vật liệu cao cấp hơn khiến mọi thứ trở nên phức tạp.
Đối với những hãng bán lẻ truyền thống còn sống sót, họ đang dần thích nghi, một vài trong số đó tỏ ra nhanh nhạy hơn những người khác. Những gã khổ lồ bán lẻ như Inditex – chủ sở hữu của thương hiệu Zara hay Fast Retailing – công ty mẹ Uniqlo cùng với H&M đang đầu tư vào công nghệ để cải thiện trải nghiệm khách hàng trong cửa hàng trong khi đó họ cũng đang xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu và “vận chuyển thông minh” để tối ưu hóa các chuỗi cung ứng. Những bước đi này nhằm đảm bảo rằng những chủng loại quần áo đúng sẽ được đặt ngay trước mặt những khách hàng phù hợp với nó – thứ mà một lãnh đạo tại công ty quần áo toàn cầu đã nói rằng như một cuộc cách mạng từ “fast fashion” – “Thời trang nhanh” sang “accurate fashion” – “Thời trang chính xác”, tức là mỗi dòng sản phẩm quần áo bán ra không còn tồn kho 1 cái nào.
“Tốc độ đang trở thành tên của cuộc chơi… tốc độ và sự kiểm soát”, theo Ricardo Perez Garido – Giáo sư tại trường kinh doanh Madrid. “Điều này có nghĩa là các thiết kế để phục vụ những gì khách hàng thích, vận hành để đặt sản phẩm đúng chỗ và tận dụng công nghệ để làm chúng thật nhanh, thật hiệu quả, thật cá nhân hóa cao… Nếu kiểm soát được cả 3 lĩnh vực này, bạn trở thành bất khả chiến bại”.
Zara sẽ có những dòng sản phẩm khác nhau trên khắp các cửa hàng trong cùng 1 thành phố, chọn lựa cẩn thận theo yêu cầu của những khu vực khác nhau. Cùng thời điểm, họ sẽ nỗ lực giải quyết nhanh lượng hàng hóa đó và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong xu hướng người dùng.
Nhu cầu về tốc độ bắt đầu yêu cầu lật đổ những chuỗi cung ứng mà các công ty may mặc xây dựng trong suốt vài thập kỷ qua. Trong một cuộc đua khốc liệt nhằm cắt giảm chi phí, các nhà cung cấp đã chuyển cơ sở sản xuất ngay bên trong và giữa các quốc gia châu Á trong một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ những nơi có lương thấp và giá thuê đất rẻ. Điều đó đặt chuỗi cung ứng của họ vào một khoảng cách địa lý cực kỳ lớn: Cách xa hàng nghìn km so với các nhà máy may, và cũng rất xa so với đích bán cuối cùng. Hành trình của những sản phẩm của Adidas và Nike được sản xuất bởi Tuntex tại Indonesi là một ví dụ, có thể xa 4.000km so với nhà máy sợi của công ty tại Đài Loan. Vải phải mất tới 1 tuần mới đến được đến nhà máy may.
Mô hình này làm việc đủ tốt khi các cửa hàng bán lẻ định hình được xu hướng và hoạt động trong những mùa rõ ràng. Tuy nhiên khi các nhà bán lẻ quần áo cần phản ứng ngay lập tức với một xu hướng nổi lên trên Instagram, mô hình này tạo ra rào cản lớn. Một vài công ty như Inditex đã giải quyết vấn đề bằng việc chuyển dây chuyền sản xuất đến gần khách hàng hơn. Các nhà máy tại châu Âu hiện đang tăng cường phục vụ khách hàng châu Âu.
“Thay vì trải qua vòng quay thiết kế, gửi sản phẩm tới châu Á để sản xuất rồi lại quay lại… hầu hết các sản phẩm thời trang đều được sản xuất gần hơn; điều này đồng nghĩa với việc sẽ đắt hơn nhưng nó giúp chúng tôi rút ngắn quy trình xuống còn 4 – 5 tuần”.
Trung Quốc dần thất thế
Việc thắt chặt vòng quay sản xuất tạo ra những thách thức cạnh tranh mới cho các công ty như Tuntex – đơn vị đã tìm cách phát triển ngành công nghiệp dệt may toàn cầu trong 7 thập kỷ qua.
Bắt đầu từ một nhà máy nhỏ tại Đài Loan vào năm 1954, Tuntex hiện nay có 16.000 nhân viên tại 17 nhà máy trên khắp châu Á với doanh thu năm nay đạt 400 triệu USD. Các nhà máy của họ sản xuất 40 triệu chiếc quần áo mỗi năm, nhưng dù ở quy mô đó thì họ vẫn chỉ là một phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng của khách hàng của mình. Adidas bán ra 457 triệu món đồ quần áo trong năm 218, con số tương tự của Nike là 900 triệu chiếc mỗi năm từ mạng lưới hơn 700 nhà cung ứng.
Việc sản xuất hàng dệt may và quần áo có thể được xem như nguồn gốc của toàn cầu hóa. Các trung tâm sản xuất ở Đông Á, ngoại trừ Đài Loan đều nằm trong số những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ việc thuê ngoài của ngành sản xuất và họ tận dụng mức lương rẻ để xây dựng các cơ sở sản xuất và dần dần tiến đến những lĩnh vực có giá trị cao hơn. Khi lương cơ bản tăng, và ngành công nghiệp này phát triển đến những quốc gia có mức lương thấp hơn.
Tuntex là một nhà đầu tư vào Việt Nam từ đầu những năm 2000, họ đặt cược vào quốc gia này với 4 nhà máy, 3 trong số đó ở Sóc Trăng, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 4 giờ lái xe. Công ty cũng mở và mua một nhà máy tại Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và Indonesia. Như nhiều công ty trong lĩnh vực này, họ tìm những nơi có chi phí sản xuất thấp – gồm cả thuê mặt bằng giá rẻ và giá nhân công rẻ – để đáp ứng nhu cầu khắt khe của những hãng quần áo – những người luôn luôn muốn những sản phẩm với chất lượng cao mà giá rẻ mạt.
Những quốc gia khác cũng đón đầu làn sóng này. Bangladesh đã chuyên về sản xuất những quần áo cơ bản cho các doanh nghiệp quốc tế và hiện đang là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc.
Giao thương sản phẩm may mặc đã giúp quốc gia này phát triển trung tâm công nghiệp của họ, từ số 0 trở thành lĩnh vực chiếm 80% xuất khẩu của cả nước. Kể từ đó, một vài quốc gia cũng chuyển chuỗi giá trị từ dây chuyền sản xuất quần áo cơ bản sang những sản phẩm công nghệ cao hơn như điện từ và ô tô.
Việt Nam là một ví dụ điển hình của việc này, họ xây dựng trên nền tảng sản xuất cơ bản và giờ thu hút những nhà máy sản xuất ô tô cũng như hàng hóa công nghệ cao.
Tại Tuntex, làm việc bên cạnh những máy cắt tự động và xe tự hành, còn có những máy kiểm tra tốc độ cao sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để điều khiển hàng nghìn m vải mỗi ngày.
“Chúng tôi cần tự động hóa và đổi mới. Chúng tôi phải trở nên thông minh hơn, như một công ty công nghệ… Mỗi năm, công ty tăng từ 15 – 20% doanh thu và lợi nhuận nhưng chi phí lao động, năng lượng, công nghệ và nhu cầu đẩy nhanh tốc độ cũng ngày càng tăng. Mọi thứ trở nên khó khăn hơn qua thời gian”, Kang của Tuntex nói. Kang nói rằng công ty đầu tư 5 triệu USD mỗi năm cho công nghệ mới.
Tuy nhiên, công nghệ không dễ dàng giải quyết được mọi vấn đề. Việc trì hoãn trong vấn đề nguồn và giao hàng thường vì cơ sở hạ tầng kém và rào cản thương mại nhưng nó đôi khi cũng là vấn đề địa lý cơ bản.
Khi ngành công nghiệp may mặc chuyển hướng sang tốc độ và sự hiệu quả, khoảng cách vật lý giữa các đơn vị của chuỗi cung ứng lại càng xa hơn. Để giải quyết vấn đề này, các công ty đang bắt đầu đảo ngược những xu hướng, đặt những trung tâm sản xuất gần hơn để giảm thời gian đi lại.
Điều này tạo ra lợi thế to lớn cho các công ty và quốc gia có thể giải quyết được vấn đề vận chuyển.
Trong khi một vài quốc gia có thể hưởng lợi trực tiếp trong giai đoạn trung bình và ngắn hạn từ sự chuyển dịch này thì một số khác, thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn nguyên liệu thô sẽ phải chịu trận. Tuy nhiên, ngay cả những ai có thể cải thiện năng lực cạnh tranh thì hiện tại cũng cần chuẩn bị cho những thay đổi lớn lao tiếp theo.
Trên khắp những quốc gia đang sản xuất sản phẩm may mặc, có một mối lo ngại rằng tự động hóa hoàn toàn sẽ ập đến – có thể chỉ trong khoảng hơn 1 thập kỷ nữa thôi. Khi điều đó xảy ra, một lần nữa, tính kinh tế của toàn ngành công nghiệp sẽ lại thay đổi và rất có thể, nó sẽ lại dẫn tới một cuộc dịch chuyển khác.
Theo Trí Thức Trẻ/Nikkei