Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay

Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.

Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. 

Hơn nữa, kết quả kinh doanh là thành công hay thất bại, công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành không chỉ tùy thuộc vào những điều kiện sẵn có mà còn phụ thuộc rất lớn vào chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp đang theo đuổi.  

Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu những chiến lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp.

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển tỏng hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi đúng đắn

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

2.1. Tạo ra định hướng dài hạn và cơ sở hoạt động cho doanh nghiệp

Không có chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh không rõ ràng có thể làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không thấy được trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà không thấy cái toàn thể. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Do đó, Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

2.2. Tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển 

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như rủi ro trong thị trường và trong việc kinh doanh của công ty từ đó đề trước ra những phương pháp chủ động nắm bắt cơ hội hay đương đầu với thử thách. Với chiến lược kinh doanh đã đề ra, doanh nghiệp dễ dàng đi theo và tận dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy tối đa lợi thế của công ty. 

2.3. Tạo ra quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp

Chiến lược giúp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp.

2.4. Công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp 

Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing,… mà còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Chiến lược kinh doanh tốt và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được ưu thế và đi trước một bước trong thương trường.

3. Các loại chiến lược kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp

3.1. Căn cứ theo phạm vi chiến lược 

+ Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát): đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài nhất. Chiến lược này quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

+ Chiến lược bộ phận: là loại chiến lược cấp hai. Thông thường trong doanh nghiệp, loại này bao gồm chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.

Hai loại chiến lược trên liên kết chặt chẽ với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Không thể tồn tại một chiến lược kinh doanh mà thiếu một trong hai chiến lược trên bởi vì chúng bổ sung cho nhau để giải quyết các mục tiêu quan trọng, sống còn của doanh nghiệp.

3.2. Căn cứ theo nội dung của chiến lược

+ Chiến lược phát triển thương mại: là định hướng cho sự phát triển của thương mại trong một thời kỳ dài hoặc tương đối dài với những quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại với nhịp độ cao.

+ Chiến lược tài chính: là chiến lược cấp bộ phận chức năng, hoạch định các hoạt động  quản trị  tài chính nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược công ty và chiến lược các đơn vị kinh doanh.  

+ Chiến lược công nghệ và kỹ thuật

+ Chiến lược con người: tạo ra môi trường xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

Con người là nhân tố quan trọng trọng việc xác định chiến lược

3.3. Căn cứ vào bản chất của từng chiến lược

+ Chiến lược sản phẩm: là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

+ Chiến lược thị trường: nghiên cứu những triển vọng của thị trường mà công ty có thể đáp ứng. Những triển vọng này có thể được xác định bằng nhiều phương thức khác nhau.

+ Chiến lược cạnh tranh: có thể hiểu đó như bản kế hoạch vạch ra để hành động dài hạn cho 1 công ty hay doanh nghiệp nhằm mục đích giành lợi thế cạnh tranh tranh so với đối thủ cạnh tranh khi đã trả qua đợt phân tích đối thủ và tìm ra những điểm mạnh và yếu và so sánh chúng với nhau.

+ Chiến lược đầu tư: được hiểu như là số lượng và chủng loại nguồn lực – nhân lực và tài lực – cần phải đầu tư nhằm tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh.

3.4. Căn cứ theo quy trình chiến lược

+ Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.

+ Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược.

Như vậy, trên đây là một số chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ để có thể hoạch định được những hoạt động kinh doanh của mình đi đúng hướng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất có thể.

Một trong số đó là phương pháp quản lý bán hàng online giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tuyệt đối. Hiện nay,Nhanh.vn đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, cổng vận chuyển,…

Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!

Theo Nhanh.vn