Giấc mơ của mọi cha mẹ là có thể dạy cho con kỹ năng cần thiết để chúng tự đưa ra quyết định tài chính khôn ngoan trong tương lai, đồng thời chuẩn bị cho con “vốn tích lũy” để vào đời.
Có một thực tế là những khoản “thu nhập” thụ động của con như tiền mừng tuổi, tiền thưởng… thường được bố mẹ sử dụng cho chi phí sinh hoạt, nuôi dưỡng, thay vì tích lũy cho con. Điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen sử dụng tiền bạc của trẻ trong tương lai. Dạy trẻ về tiền bạc là một chuyện nhưng thực hành để làm gương cho chúng lại là một chuyện khác.
Trẻ con là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn. Do đó, nếu chúng ta không tự mình làm gương, con sẽ chẳng bao giờ áp dụng được bài học vào thực tế. Người lớn thường quá mải mê dạy trẻ những khái niệm “vĩ mô” mà quên mất rằng chúng học hỏi bằng cách quan sát và bắt chước lại hành động của cha mẹ. Đôi khi, những sai lầm vô ý của phụ huynh sẽ tạo thành thói quen xấu cho con về tiền bạc.
Chưa kể, các phụ huynh thường không có thói quen dạy con về tài chính. Theo thiên tài đầu tư Warren Buffett, đây là sai lầm phổ biến nhất mà phụ huynh nào cũng mắc. “Nhiều lúc, cha mẹ đợi tới khi con lên cấp 2 mới bắt đầu dạy về quản lý tiền bạc – trong khi họ có thể bắt đầu ngay từ khi con chưa đi học”.
Chúng ta thường đánh giá thấp trí thông minh của con chỉ vì chúng còn quá nhỏ. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính cá nhân Beth Kobliner cho biết, trẻ em có thể hiểu được những khái niệm tài chính cơ bản từ khi mới 3 tuổi. Song, con cái chúng ta sẽ hiếm khi được học về tài chính hay quản lý tiền bạc khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, cha mẹ buộc phải hành động và dạy cho con những kiến thức cơ bản nhất.
Điều sai lầm là nhiều phụ huynh thường tránh né việc để con cái tham gia vào chuyện tiền nong, hay giấu chúng mỗi khi bàn bạc về tình hình tài chính với gia đình và bạn bè. Họ không hiểu được rằng chính những cuộc trò chuyện như thế này mới là cơ hội để con học hỏi các khái niệm mới mẻ, cũng như tăng thêm tình cảm gắn kết trong gia đình.
Những cha mẹ thông thái người Do Thái hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc trên con đường vươn tới thành công. Do đó, họ đã dạy con cái về tiền bạc ngay từ bé bằng cách sử dụng 5 chiếc lọ.
Mỗi lọ đều được dán tên tương ứng với mục đích sử dụng. Ví dụ, cứ mỗi lần được cho, hoặc kiếm được 10 đồng, trẻ em Do Thái sẽ bỏ 1 đồng vào mỗi lọ đóng thuế, tiết kiệm, từ thiện; 2 đồng vào lọ đầu tư và 5 đồng vào lọ chi tiêu hàng ngày.
Với lọ chi tiêu (chiếm khoảng 50% số tiền), trẻ em Do Thái sẽ được tự quyết định, kể cả khi chúng mắc sai lầm. Người Do Thái tin rằng, trẻ em sẽ học được cách tự chịu trách nhiệm và biết đưa ra các quyết định khôn ngoan hơn từ chính những sai lầm.
Người Trung Quốc lại dạy con về tiền bạc thông qua cách quản lý tiền tiêu vặt và tiền lì xì hàng năm. Erica là con gái bà Chu Gia Minh – Hiệu trưởng Trường Châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi vào cấp 2, Tết nào Erica cũng được cha mẹ cho một khoản tiền mừng tuổi, và đây cũng là tiền tiêu vặt của cô bé cả năm.
Gia đình của Erica không phải là không có điều kiện, nhưng bằng cách này, cha mẹ cô bé đã dạy con mình tư duy lên kế hoạch chi tiêu trong năm. Nếu không tính toán và cân đối tiền bạc, Erica sẽ hết tiền và không được phép xin thêm từ bố mẹ.
Kể từ đó, cô bé đã hình thành nguyên tắc chi tiêu riêng cho bản thân, còn căn dặn cả em mình: “Không mua đồ chơi, thứ đã có thì không mua nữa, thứ sau này không dùng tới cũng không mua”.
Còn với Warren Buffett, ông luôn đề cao khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan về tiền bạc. Theo thiên tài đầu tư người Mỹ này, mỗi một lựa chọn mà chúng ta đưa ra có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả sau này. Chính vì vậy, ông luôn khuyến khích các con mình cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi quyết định. Ngoài ra, ông cũng tạo cho các con thói quen tự quyết định nên tiết kiệm như thế nào. Chẳng hạn, nếu muốn mua DVD, chúng sẽ tự hỏi bản thân xem mình có thực sự cần không hay có thể đi thuê từ thư viện.
Có lẽ, chỉ số ít phụ huynh Việt dạy con về cách tiết kiệm tiền, cũng như tư duy cần tạo cho con một tài khoản tiết kiệm. Vì thế, ngay từ bây giờ, cha mẹ có thể mở một tài khoản và dạy con về lợi ích của những bài học về tài chính, chi tiêu.
Không bao giờ là quá sớm để dạy cho con biết về ngân hàng. Để khích lệ con trẻ, bạn nên đưa trẻ đi cùng để mở tài khoản. Việc này giúp con nhận thức được rõ hơn về việc tiết kiệm, tiền đang được gửi ở đâu, sẽ sinh lời thế nào. Việc mở tài khoản ngân hàng còn khiến con yên tâm hơn với số tiền tiết kiệm của mình, không lo bố mẹ “giữ hộ” rồi sẽ tiêu mất mà tiền trong ngân hàng lại sinh lời.
Với cách dạy con tiết kiệm vô cùng thú vị này, có rất nhiều bậc cha mẹ đã ngỏ lời với con mở một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và nhanh chóng nhận được sự hào hứng, đồng tình của trẻ. Dù tài khoản đứng tên mẹ nhưng mẹ chỉ là người giám hộ, còn con gái chị có thể kiểm tra theo dõi bằng con số trong tài khoản. Khi đủ trưởng thành, con sẽ được nhận lại quyền đứng tên.
Các bậc làm cha mẹ có thể tham khảo Gói sản phẩm “Gia đình tôi yêu” của Ngân hàng Quân đội (MB). Cụ thể, các bé được tạo tài khoản bằng chính số ngày sinh của mình, được ngân hàng tặng ngay 1 triệu đồng làm vốn và được chuyển sang tài khoản thanh toán khi tròn 15 tuổi. Bố mẹ có thể chuyển thêm tiền mừng tuổi hàng năm vào tài khoản này để vun đắp cho tương lai của con.
Không chỉ có vậy, bố mẹ còn được mở thẻ tín dụng MB một cách nhanh chóng, đồng thời được tặng gói chuyển tiền trọn đời miễn phí, đảm bảo việc thanh toán cho các nhu cầu cuộc sống thuận tiện với chi phí 0 đồng. Ngoài ra, MB gửi tặng thêm vào tài khoản tiết kiệm của con 0.3% giá trị giao dịch khi bố mẹ chi tiêu thẻ tín dụng hàng tháng.
Với những ưu điểm vượt trội, sản phẩm này của MB sẽ giúp trẻ có sổ tiết kiệm ngay từ nhỏ và bố mẹ cũng sẽ có thói quen tích lũy thêm cho con tới khi trưởng thành.
Theo Cafef