Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn liền

Thực phẩm ăn liền “lên ngôi” toàn cầu trong bối cảnh nhiều người hạn chế đi lại do Covid-19, đây là cơ hội lẫn thách thức với doanh nghiệp.

50 năm kể từ ngày mì ăn liền nói riêng và sợi nói chung xuất hiện, nhóm thực phẩm này không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, dần trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu mì ăn liền toàn cầu dự kiến tăng từ 45,67 tỷ USD năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào 2026.

Trước đó, dưới tác động của Covid-19, nhu cầu mì ăn liền gia tăng đột biến. Thống kê từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) chỉ ra: giai đoạn 2018-2019 chỉ đạt 3,45%; trong khi 2019-2020, con số này tăng gấp 4 lần, đạt mức 14,79%.

Nhu cầu mì ăn liền ở Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới, mức tăng trưởng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với 2019. Theo WINA, mức tiêu thụ sản phẩm trên đầu người của Việt Nam cao nhất top 5, đạt 72,9 gói một người vào năm 2020.

Thị trường châu Âu cũng không kém cạnh. Các chuyên gia dự đoán giai đoạn 2022-2026, tỷ lệ tăng trưởng ở châu Âu cao nhất, từ 15% đến dưới 50% (tùy từng quốc gia).

Nhu cầu thực phẩm sợi ăn liền toàn cầu tăng cao đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt phải đối mặt với sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các thương hiệu nội địa lẫn quốc tế.

Gói ghém hương vị truyền thống thôi chưa đủ, doanh nghiệp còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm để đủ tự tin cạnh tranh ở thị trường thế giới với các yêu cầu khắt khe.

Với quyết tâm đưa món ăn truyền thống Việt đi khắp năm châu, từ cách đây hơn 20 năm, VIFON đã quyết định loại bỏ phẩm màu tổng hợp ra khỏi sản phẩm.

“Nói không với màu sắc bắt mắt từ phẩm màu là một trong những yếu tố giúp chúng tôi thu hút người tiêu dùng vào thời điểm ấy. Ban lãnh đạo lựa chọn con đường phát triển bền vững, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng”, đại diện doanh nghiệp nói.

Khi yếu tố chất lượng được bảo đảm, người dùng quốc tế dần cởi mở hơn với sản phẩm Việt. Từ bước ngoặt này, VIFON đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện phở tím có mặt hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Chỉ riêng 5 năm qua, doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn một tỷ sản phẩm “Made in Việt Nam”.

Sản phẩm của VIFON được tiêu thụ ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Sản phẩm của VIFON được tiêu thụ ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đại diện đơn vị cho biết liên tục nâng cấp quy trình, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có: ISO 9001; HACCP cho mọi phân xưởng sản xuất mì, thịt hầm, gia vị; tiêu chuẩn IFS cho xưởng mì, gạo…. Doanh nghiệp còn tuyển dầu chiên nghiêm ngặt, ưu tiên loại đạt chứng nhận RSPO.

Ban lãnh đạo cũng chủ trương cải tiến hương vị và quy cách đóng gói nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Ra mắt muộn hơn phở tím, các dòng ăn liền làm từ gạo khác như bánh đa cua, hủ tíu, bún, miến… vẫn thu hút thực khách trong và ngoài nước. Nhằm giúp mọi đối tượng đơn giản hóa việc ăn uống, đơn vị còn đẩy mạnh sản xuất mì gói, mì ly, mì tô.

VIFON cũng giới thiệu dòng sản phẩm Hoàng Gia có gói thịt thật, thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng về ngành thực phẩm ăn liền. Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên liên tục nghiên cứu hương vị mới lạ, đảm bảo hợp thị hiếu nhóm khách trẻ, năng động như: mì trộn trứng muối cay, mì bò kim chi cay, mì lẩu cua cay và mì lẩu Thái tôm thịt…

Sản phẩm VIFON còn có mặt trên các chuyến bay quốc tế.
Sản phẩm VIFON còn có mặt trên các chuyến bay quốc tế.

Theo VNE (ảnh VIFON)