Đây là 5 kỹ năng được chia sẻ phổ biến nhưng đang có rất ít bộ phận nhân sự để ý tới hoặc hoàn thiện được hết những kỹ năng này.
1. Kỹ năng chuyên môn của một quản lý nhân sự
Một người quản trị nhân sự cần phải linh hoạt và có đầy đủ những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả như:
- Dự đoán được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp
- Biết cách hoạch định và cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp
- Phân tích và vẽ được chân dung nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng trong đợt tuyển dụng tới
- Xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả
- Chuẩn bị được những câu hỏi và trả lời cần thiết cho một buổi phỏng vấn để tìm ra nhân sự tài năng
- Phát triển được hệ thống liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hai chiều (quản lý và nhân viên)
- Xây dựng được các chương trình hội nhập nhân viên mới, và các chương trình đào tạo nhân sự doanh nghiệp cần thiết.
Chủ doanh nghiệp cũng như cấp quản lý của bộ phận nhân sự luôn phải chú trọng đào tạo quản trị nhân sự cho bộ phận HR bởi đây là công việc không chỉ dựa vào chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý, nó còn phụ thuộc rất nhiều từ những con người ở bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.
2. Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả
Các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả cần phải được đào tạo:
- Xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự hiệu quả
- Phát triển các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng, thiết lập hoặc cơ cấu hóa bộ máy doanh nghiệp
- Biết cách lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đưa ra các phương án nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả
- Xây dựng chính sách và các phúc lợi cho nhân viên (lương bổng, thưởng, phụ cấp,..)
3. Tâm huyết với nghề quản lý nhân sự
Một người quản trị nhân sự là người có tâm huyết và nhiệt huyết làm việc với doanh nghiệp nhất. Họ là người “bảo mẫu” của doanh nghiệp, chăm lo tới công việc và nhu cầu của nhân viên, cũng như bám sát chiến lược doanh nghiệp. Họ cần phải công tâm và đảm bảo công bằng giữa nhân viên và quản lý.
Ngoài ra, kỹ năng mềm mà người quản lý nhân sự cần biết là có khả năng phân tích, tổ chức nguồn lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra khả năng giao tiếp và đàm phán là kỹ năng không thể thiếu để thương thuyết và đạt được mục tiêu cho quản trị nhân sự.
4. Kỹ năng giao tiếp trong quản lý nhân sự
Người quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một hoặc một nhóm người. Họ cần phải nhạy bén và khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.
Một vài dấu hiệu để nhận biết một nhân viên nhân sự có kỹ năng giao tiếp có thể được kể đến là:
- Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
- Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
- Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
- Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
- Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người
5. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả, thay mặt doanh nghiệp:
- Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng
- Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…
- Thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.
- Sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…
Theo Amis.vn