Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

3 nền tảng giúp Sendo ‘phủ sóng’ thị trường Việt

Là sàn thương mại điện tử thuần Việt, Sendo chứng tỏ sức bật khi vươn lên thứ 2 về lượng truy cập nhờ nền tảng công nghệ cũng như sự am hiểu thị trường và người tiêu dùng Việt.

Sendo ra đời từ 9/2012 – thời điểm sự phủ sóng của smartphone và công nghệ bắt đầu thúc đẩy quá trình thay đổi thói quen tiêu dùng. Điều này mang đến nhiều cơ hội, kèm theo cả thách thức và sức cạnh tranh lớn khi những tên tuổi quốc tế lần lượt xuất hiện với vị thế nhất định. Sendo chứng tỏ được năng lực, dần tạo được chỗ đứng với độ phủ sóng rộng cùng lượng người dùng truy cập tăng bền vững từng năm.

Hàng hóa truyền thống

7 năm trước, mua hàng trực tuyến đã phổ biến ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội. Thế nhưng, có đến 75 triệu người dân Việt Nam không sống ở hai thành phố này, hình thức mua hàng trực tuyến vẫn còn khá xa lạ với người dùng khu vực tỉnh lẻ. Họ thường phải đi hàng chục, thậm chí hàng trăm km để tìm được món hàng ưng ý, trong khi không biết trước giá cả cũng như thông tin hàng hóa.

Trước đây, người tiêu dùng các tỉnh thường phải di chuyển quãng đường xa để mua được món hàng ưng ý.

Trước sự phát triển của Internet và tỷ lệ người sử dụng smartphone để kết nối lên tới 56% năm 2012, Sendo nhìn thấy cơ hội tiếp cận thương mại điên tử cho người dùng ở cả tỉnh lẻ. Thương hiệu Việt bắt tay vào hành trình cung ứng hàng hóa tới người có nhu cầu mua sắm mà chưa có nhiều lựa chọn hàng hóa. Đội ngũ quản lý thường xuyên đi về các vùng xa tìm hiểu và đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu, khắc phục hạn chế lúc bấy giờ.

Đứng trước tên tuổi mới, người tiêu dùng còn e dè và chỉ thử dùng với một số mặt hàng cơ bản. Dần dà, thương hiệu Việt tạo được niềm tin, chứng tỏ là giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống với đa dạng lựa chọn từ đồ điện tử, gia dụng đến vé máy bay… Người dùng chỉ cần ngồi nhà với vài thao tác đơn giản đã có thể biết chi tiết thiết kế, thông số kỹ thuật và giá cả.

Sendo mang đến người tiêu dùng đa dạng lựa chọn hàng hóa.

Với chiến lược khác biệt, Sendo thuyết phục hơn 10 triệu khách hàng và 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc, không chỉ ở đô thị lớn mà ở cả vùng xa. Bảng xếp hạng quý III của iPrice công bố mới đây khiến thị trường bất ngờ khi thương hiệu Việt vượt qua nhiều tên tuổi “sừng sỏ”, vươn lên đứng thứ 2 về lượng truy cập trên sàn thương mại điện tử Việt Nam. Hãng đồng thời góp mặt trong top 5 Đông Nam Á về số lượt tải về của ứng dụng di động.

Dịch vụ số

Theo báo cáo mới của Nielsen, sản phẩm công nghệ thông tin và di động tăng 11% trong hai năm qua, đáp ứng nhu cầu về sự tiện lợi của người tiêu dùng trong hệ sinh thái mua hàng trực tuyến. Trong năm 2018, 98% người tiêu dùng truy cập vào Internet để mua hàng trực tuyến. Con số này cho thấy sự phủ sóng rộng rãi của thương mại điện tử, phương thức này dần trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen tiêu dùng.

Theo dòng chảy thị trường, Sendo lần lượt cho ra mắt các dịch vụ số đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Cách đây 3 năm, hãng trình làng nền tảng kỹ thuật số. Bên cạnh dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, người dùng có thể sử dụng để mua vé máy bay, online streaming, thậm chí mua các khóa học trực tuyến.

Kết hợp với 20 đối tác hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến, Sendo sẽ cung cấp khóa học đa dạng ở mọi ngành nghề và kỹ năng đến khách hàng trên cả nước, góp phần xóa bỏ rào cản địa lý, hỗ trợ mọi người Việt tiếp cận tri thức hiện đại. Các giao dịch về khóa học này trên Sendo thậm chí có mức giá ưu đãi hơn so với đăng ký trực tiếp tại các đơn vị đào tạo.

Trong khi đó, Sendo có thể tham gia kết nối nhiều công ty cung cấp khóa học có trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM nhưng thiếu cơ sở tài chính để tiếp thị sản phẩm với khách hàng. Như vậy, từ dịch vụ số, sàn thương mại điện tử Việt đồng thời hỗ trợ cả người dùng lẫn đối tác.

Giải pháp tài chính

Ông Trần Hải Linh – CEO Sendo, từng nhận định thành công của sàn thương mại điện tử được đánh giá bằng những giá trị mang lại cho người dùng. Dựa trên yếu tố này, thương hiệu Việt xây dựng giải pháp tài chính phù hợp với từng giai đoạn. Đơn cử vào thời điểm mới thành lập, Sendo tiên phong cung cấp dịch vụ COD thông qua kết nối API với một công ty logistics nội địa.

Lúc bấy giờ, người dân Việt Nam rất chuộng tiền mặt và hãng không thể chờ e-payment phát triển đủ để phục vụ cho sự bứt tốc. Vì vậy, COD là phương án tốt nhất để thuyết phục người dùng làm quen và trở nên tin tưởng thương mại điện tử.

SenPay đứng vị trí thứ 3 Top ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất trong quý 2/2018.

Còn hiện tại, khi công nghệ phát triển cùng xu hướng không dùng tiền mặt được Chính phủ triển khai, Sendo lại cho ra đời ví điện tử SenPay giúp thanh toán an toàn, tiện lợi. Đồng thời, 100% người bán đều sử dụng SenPay. Trong tương lai, hãng dự kiến tiếp tục đầu tư dài hạn cho ví này, kết hợp với các đối tác ngân hàng chú trọng phát triển dịch vụ số, từ đó phát triển dịch vụ tài chính tiêu dùng.

Cùng với đó, tính năng bán hàng qua video SenLive đã tạo thêm kênh mua hàng trực quan, gần gũi. Người mua chỉ cần một vài cú click để hoàn tất đơn hàng. Để hỗ trợ nâng cao trải nghiệm người dùng, hãng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn và uy tín, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Trước những thành quả có được cùng lợi thế sân nhà của một thương hiệu thuần Việt, đại diện Sendo cho biết hãng tự tin hiểu thị trường và thói quen của người Việt Nam nhất. Từ đó, doanh nghiệp này có thể đưa ra chiến lược phù hợp để thuyết phục cả người bán, người mua và các đối tác.

Theo Zing.vn