Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Quán quân Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia chính thức có mặt tại Chung kết Cup Khởi nghiệp Toàn cầu

Dự án Inut – đại diện của Việt Nam đã lọt top 100 từ 187 nước với khoảng 103.000 đội thi chính thức lọt vào vòng Chung kết Cup Khởi nghiệp Toàn cầu.

Đây là một tin vui cho cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, dự án INut Platform – IoT Platform – hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ tham dự vòng Chung kết Cúp Khởi nghiệp toàn cầu được diễn ra vào ngày 12 – 14/11/2019, tại khách sạn Four Seasons, tại Riyadh, Ả Rập.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam; Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao giải Nhất cho dự án tại Festval Khởi nghiệp 2019

Ngày 27/3/2019 được sự đồng ý và chỉ đạo của Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để Cuộc thi Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức hàng năm là Cuộc thi Cup Khởi nghiệp toàn cầu cấp Quốc gia tại Việt Nam (Entreprneurship Wold Cup Việt Nam), các đội thắng cuộc của cuộc thi và các dự án khởi nghiệp thành công sẽ có cơ hội tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu. Theo quyết định đó, dự án INut Platform – IoT Platform – hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã được Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia giới thiệu và kết nối tham dự Cup toàn cầu.

Trong khuôn khổ Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia năm 2018, vượt qua gần 300 dự án trong cả nước, dự án INut Platform – IoT Platform – hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã dành ngôi vị Quán quân.

iNut Platform là nền tảng công nghệ, dùng cho việc lập trình và phát triển các ứng dụng của IoT. Thường sử dụng kết hợp với các thiết bị phần cứng (như PLC) và các thiết bị phần mềm để tạo nên một hệ thống IoT kết nối giữa những thiết bị chạy bằng điện (cảm biến, đèn, quạt, tụ điện, …) để điều kiển được trên điện thoại thông minh hoặc máy vi tính. iNut Platform là nền tảng đứng ở giữa, kết nối ba bên: nhà phát triển phần cứng, nhà phát triển phần mềm và người sử dụng cuối.

Điểm khác biệt do với các mô hình kinh doanh IoT ở Việt Nam: Thay vì chỉ tập trung vào việc đi khai thác ứng dụng của IoT trong một ngành nghề cụ thể giống như Bkav, LUMI, AMI, Việt An, DTT đang làm. iNut đi lùi lại để giải quyết bài toán gốc là bài toán nền tảng chứ không phải bài toán ngọn là ứng dụng. Có thể nói khác biệt lớn nhất với các mô hình IoT ở Việt Nam là cách tiếp cận thị trường và chiến lược kinh doanh của nhóm.

Theo DĐDN