Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Trò đùa của sự ngẫu nhiên: Giải mã bí ẩn quanh những điều tình cờ

“Trò đùa của sự ngẫu nhiên: Giải mã bí ẩn quanh những điều tình cờ” của Nassim Nicholas Taleb là một cuốn sách viết về sự ngẫu nhiên.  Cuốn sách được tờ Financial Times nhận định là “thật sự xuất sắc và đầy khiêu khích, đã phá bỏ ranh giới của các chuyên ngành”.

“Trò đùa của sự ngẫu nhiên” tập hợp đầy đủ những phẩm chất của một cuốn sách mà đối tượng của nó là sự ngẫu nhiên – một chủ đề quen thuộc nhưng lại vô cùng phong phú của toán học, và một hiện tượng rất độc đáo trong lịch sử kinh tế học, từ khi ngành này ra đời, các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ của các tổ chức tài chính.

Taleb đã xuất phát từ nền tảng toán học để diễn giải các hiện tượng kinh tế, để giải thích cho sự thành công và tính bất định của nền kinh tế, của xã hội, sinh học tiến hóa, tư duy phi tuyến tính. Song “Trò đùa của sự ngẫu nhiên” cũng không phải là một cuốn sách khó đọc dành cho các chuyên gia nghiên cứu kinh tế. Độc giả phổ thông cũng có thể đọc cuốn sách này như một cuộc phiêu lưu theo sự dẫn dắt của tác giả, để đồng hành tới những cuộc giao dịch tài chính có thể quyết định số phận của cả một quỹ chứng khoán hay tập đoàn tài chính tỷ đô. 

Theo  tác giả Nassim Taleb, cuốn sách này không phải một luận thuyết, và càng không phải công trình khoa học. Ông muốn cuốn sách của mình gần gũi hơn với người đọc, nhưng dưới áp lực của bạn bè và độc giả, qua các lần tái bản, ông đã phải bổ sung thêm phần tài liệu tham khảo và công trình có liên quan. Phương châm của ông là muốn trêu chọc những người đề cao quá mức bản thân và lượng kiến thức của mình.

Trong cuốn sách này,  Taleb  đưa ra cách kiến giải của bản thân, nhưng quan trọng hơn, đó là ông khiến cho những ai đọc cuốn sách phải tiếp tục suy tư, phải tự đặt câu hỏi cho chính mình về cái khả thể, liệu rằng có những gì mang tính ngẫu nhiên đang diễn ra ngoài kia? Ngay với tác giả, ông cũng phải thừa nhận rằng chính mình dù đã nghiên cứu nhưng bản thân ông không hề miễn dịch với tính bất định của sự ngẫu nhiên: ông đã lựa chọn kết thúc cho cuốn sách của mình bằng cái chết của Nero Tulip, nhân cách thứ hai của mình như đã nói ở trên, nhưng không phải do bệnh tật, mà là do hoàn toàn nắm bắt những rủi ro tài chính nhưng lại không xét đến, những rủi ro về các định luật vật lý, một cái chết ngẫu nhiên, một con thiên nga đen trăm phần trăm.

Theo Doanh nhân Sài Gòn