Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Triết lý kinh doanh của người Nhật đáng học như thế nào?

Thật may mắn từ khi bắt đầu đi làm, tôi có dịp tiếp xúc với người Nhật, doanh nghiệp Nhật.

Và may mắn hơn nữa khi tôi được Tập đoàn sản xuất chip Led lớn nhất thế giới – Nichia mời đến thăm nhà máy sản xuất và nước Nhật để cảm nhận những giá trị Nhật bản một cách sâu sắc nhất.

Nếu ai đó có đọc lịch sử, chắc chắn biết rằng Nichia là Top 100 công ty xây dựng lên nền công nghiệp (cụ thể là ngành hóa chất) của Nhật Bản.

Chuyến đi đó đã giúp tôi trải nghiệm về triết lý kinh doanh của người Nhật một cách thiết thực nhất.

Điều này là cực kì rõ ràng. Nói một cách cụ thể với tập đoàn Nichia thì là “Customer first” to và rõ ngay trong Nichia Museum. Khi mình ở Nhật, mình cảm nhận được Nichia hay người Nhật phục vụ khách hàng một cách nồng nhiệt nhất và chu đáo nhất. Nếu có lỗi xảy ra thì họ nhận là của họ, chứ không phải của khách hàng. Và dĩ nhiên combo là một cái giá “hét ra lửa”. Đấy mới đúng “tiền nào của nấy”!

Tập đoàn Nichia đã đón tiếp công ty tôi với sự hiếu khách và chu đáo nhất có thể theo đúng 1 từ tiếng Nhật nổi tiếng “Omotenashi” (おもてなし).

Sự tiếp đón nồng hậu cũng chính là triết lý kinh doanh của người Nhật và được nhiều công ty khác trên thế giới trong đó có công ty nhỏ bé như tôi cần học hỏi. Những gì tôi lĩnh hội được từ tập đoàn Nichia cũng là những bài học giúp Công ty tôi lớn mạnh và phát triển bền vững.

Khi tôi đứng trong nhà máy Chip (tôi được đi thăm dây chuyền chip Led SMD và COB trong tổ hợp mấy chục dây chuyền của Nichia tại Tokushima-Nhật Bản), tôi có hỏi Chief technology của Nichia: “Vì sao không có logo Nichia in lên trên mỗi chip Led?” (thực tế các hãng chip như Philips, Osram, CREE… đều để logo lên chip của họ). Họ trả lời là “về mặt kĩ thuật thì Nichia làm được. Nhưng triết lý của Nichia là những gì xuất phát từ Nhật bản hay “Made in Japan” thì đều tốt hết”.

Chính vì vậy, việc in logo Nichia lên chip to như COB là không cần thiết. Tôi hỏi tiếp “Ông không sợ có công ty làm giả sao?”. Ông ấy trả lời: “Sản xuất COB trên đế ceramic là không hề dễ dàng và nếu ai làm được thì Nichia đã biết. Đến giờ phút này thì tạm chưa ai làm được.”

Hi vọng câu chuyện chia sẻ nhỏ này sẽ giúp được phần nào cho cộng đồng doanh nhân SME tại Việt Nam hay cho mỗi chúng ta về sự phấn đấu và “tiêu chuẩn” sẽ giúp ích chúng ta như thế nào.

Hoài Trần – Phó Giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Năng Lượng Potech

Theo DĐDN