Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Triết lí kinh doanh ‘khi không thể đi xuống nữa thì chỉ còn cách đi lên’ của nữ tướng Nutifood

Cuộc vực dậy thành ông một tập đoàn lớn say ngủ đã giúp bà Trần Thị Lệ, CEO Nutifood, được Forbes bầu chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất Châu Á.

Từ năm 2013, khi trở lại và trở thành cổ đông chi phối của một tập đoàn lớn “đang ngủ quên” mang tên Nutifood, bà Trần Thị Lệ cùng chồng, ông Trần Thanh Hải, đã đưa Nutifood trở thành một trong những nhà sản xuất thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với doanh số tăng gấp hơn ba lần, lên mức 9,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2018, cùng lợi nhuận trước thuế đạt 828 tỉ đồng.

(Đồ hoạ: Thái Sơn)

Mới đây, Forbes đưa bà Trần Thị Lệ vào danh sách các nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Thế nhưng, dường như trái ngược với danh hiệu có vẻ to lớn, triết lí kinh doanh của bà Lệ gói gọn trong ba chữ: thân thiện, sâu sát  chia sẻ.

Từ bác sỹ thành doanh nhân

Cùng bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet), bà Trần Thị Lệ được Forbes trong danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. (Ảnh: Forbes)

Muốn trở thành bác sỹ từ nhỏ, bà Trần Thị Lệ thể hiện là một con người đầy quyết tâm, và cả may mắn, theo chia sẻ của nữ CEO, khi theo học theo đúng ngành y mà bà mơ ước. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y TP.HCM, bà Lệ “đầu quân” cho Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây, bà đau xót khi chứng kiến nhiều trẻ em suy dinh dưỡng hay nhiều bà mẹ có thai nhưng cũng không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ảnh hưởng tới đứa con.

Với niềm yêu thích về nghiên cứu dinh dưỡng, bà Lệ cảm thấy bản thân cần phải làm một điều gì đó. Song, ý tưởng về việc dấn thân vào thương trường trong vai trò một doanh nhân có lẽ chưa từng xuất hiện trong bà.

Dù vậy, như một cơ duyên, bà Lệ được mời về làm trợ lý cho chủ nhiệm cơ sở thực phẩm dinh dướng, tiền thân của Nutifood lúc này, dù chưa có kiến thức về kinh doanh. Thời điểm đó, hầu hết thời gian trong ngày của bà Lệ đều dành cho học tập và làm việc.

Bà Lệ vẫn phải đi làm vào buổi sáng và sau đó đi học bổ sung thêm các kiến thức kinh doanh và quản trị vào buổi tối. Thời gian eo hẹp, mỗi ngày bà chỉ ngủ 5 tiếng. Kiến thức từ sự đào tạo bài bản, lòng say mê và cái tâm cho sản phẩm cùng quyết tâm khởi sự đã giúp bà Lệ vượt qua.

“Khi không thể đi xuống thêm nữa, chỉ còn cách đi lên”

(Đồ hoạ: Thái Sơn)

Đây là những gì bà Trần Thị Lệ chia sẻ về khoảng thời gian khủng hoảng tại Nutifood. Sau thời kì đầu tăng trưởng ấn tượng với tốc độ 200% đến 300% một năm cùng mục tiêu lợi nhuận tới mốc 500 tỉ vào năm 2017, Nutifood lại bất ngờ rơi vào khủng hoảng.

Với tham vọng đi nhanh, mạnh hơn đồng thời thay đổi hình ảnh doanh nghiệp, Nutifood lên kế hoạch IPO vào thời điểm này, đồng thời thuê nhiều nhân sự chuyên nghiệp về lãnh đạo công ty. Đây cũng là thời điểm bà Lệ rời đội ngũ lãnh đạo Nutifood sau nhiều 7 – 8 năm gắn bó. Song nhiều chiến lược sai lầm đã khiến Nutifood thua lỗ tới 148 tỉ đồng vào năm 2018, “ngốn” gần hết vốn điều lệ của công ty lúc bấy giờ.

Khó khăn của tập đoàn đã thôi thúc để bà Lệ quay trở lại lèo lái Nutifood. “Toàn bộ nhân viên cốt cán rời đi, công nhân nhận lương chờ việc và 150 đơn vị phân phối, hợp tác muốn dừng hợp tác,” bà Lệ nhớ lại.

Dù vậy, với sự nỗ lực của bản thân để động viên nhân viên và thảo luận với đối tác, cùng nhiều đêm chỉ ngủ 2 – 3 tiếng đồng hồ, chỉ ba tháng sau khi bà Lệ quay trở lại điều hành Nutifood, công ty đã giảm lỗi và đến tháng thứ 4 đã bắt đầu có lãi, cho dù ít ỏi.

Hiện tại Nutifood vận hành bốn nhà máy tại Việt Nam dưới sự lèo lái của bà Trần Thị Lệ trong vai trò tổng giám đốc và ông Trần Thanh Hải là Chủ tịch. Họ đang đưa Nutifood ra ngoài lãnh thổ Việt Nam bằng cách đầu tư ra nước ngoài thông qua các thương vụ liên doanh, thâu tóm và sáp nhập.

Đầu năm 2019, Nutifood thành lập một liên doanh với công ty Asahi của Nhật Bản để bán các sản phẩm dinh dướng tại Việt Nam dưới thương hiệu Wakodo Nutifood.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng