Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air

Xem nhanh tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo

  • Tên đầy đủ:  Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Năm sinh: 1970
  • Nguyên quán: Hà Nội
  • Gia đình: chồng là ông Nguyễn Thanh Hùng

Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau Phạm Nhật Vượng

Học vấn

Sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với bản thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm.

Khi còn là sinh viên năm thứ 2 bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử, máy tính, máy fax, đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…

Các bằng cấp và học vị:

  • Tiến sỹ học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế
  • Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova
  • Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Matcova
  • Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga.

Chức vụ

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang đảm đương nhiều chức vụ ở các doanh nghiệp trong nước, như Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giam đốc ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Tổng giám đốc hãng hàng không VietJet Air, và là cổ đông sáng lập của Sovico Holdings.

Sự nghiệp

Theo hãng tin Bloomberg, bà Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.

Sau khi trở về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Techcombank, sau đó là VIB và hiện tại là Phó chủ tịch HĐQT HDBank. Sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí tổng giám đốc Vietjet Air. Gần 25 năm sau, bà nổi lên như một nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.

Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

Tính đến ngày 7/4/2018, tài sản của bà đã tăng lên $3.7tỷ (đứng hạng 645 ) ngang ngửa tài sản của tổng thống mỹ Donald Trump. Bà còn được xếp vào danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới đứng thứ 55 hơn bà Hillary Clinton (cựu ứng cử viên tổng thống mỹ) 10 bậc.

Nhờ khởi nghiệp thành công và có niềm tin, chỉ sau 3 năm khi mới 21 tuổi, bà đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn) nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao xu tự nhiên. Với số vốn này, bà Thảo chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.

Bà Thảo đầu tư về Việt Nam khá sớm với hai lĩnh vực là tài chính và bất động sản. Trên cương vị nào bà cũng để lại dấu ấn và đều rất thành công. Những cán bộ dưới quyền CEO Nguyễn Thị Phương Thảo, đa số là đàn ông, đều khâm phục sức làm việc phi thường của bà, còn nhân viên nữ thì luôn coi bà như một thần tượng để phấn đấu. Với bà Thảo một ngày bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 2h sáng hôm sau là bình thường.

Là CEO hiếm hoi của ngành, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được nhìn nhận là đang làm thay đổi thị trường hàng không. Kể từ khi cất cánh từ năm 2011, đến nay sau 5 năm, sự thay đổi lớn nhất mà bà Thảo tạo ra trên thị trường là hiện thực hóa giấc mơ mọi người đều được tiếp cận với dịch vụ hàng không hiện đại. Theo thống kê có tới 30% hành khách của VietJet trong số 30 triệu hành khách đã chọn bay cùng hãng hàng không này 5 năm qua là hành khách lần đầu được đi máy bay.

VieJet hiện có một đội tàu bay hơn 40 chiếc Airbus A320 và A321, vận hành trên 53 đường bay trong đó có 36 đường bay trong nước và 17 đường bay quốc tế. Trung bình cứ hơn một tháng thì hãng này mở ra một đường bay mới và mỗi ngày hãng vận hành trên 300 chuyến bay.

Bên cạnh đó, vào chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ Obama vào năm 2016, hãng hàng không VieJet Air của bà Nguyễn Thị Phương Thảo có một hợp đồng lịch sử trị giá hàng chục tỷ USD, mua 100 máy bay của hãng Boeing. Và trong chuyến bay của TT Pháp Francois Hollande đến Việt Nam bà Thảo cũng mua 20 máy bay của hãng Airbus.

Hoạt động

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh tế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính – ngân hàng. Bà đã và đang tham gia quản trị, điều hành các ngân hàng, định chế tài chính, công ty quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài.

Bên cạnh việc kinh doanh, bà tham gia tích cực trong các tổ chức giáo dục và đào tạo, xã hội, từ thiện…. với mục đích gắn kết cộng đồng cho một thế giới tốt đẹp hơn.

Danh hiệu

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong 10 nữ doanh nhân Việt Nam được tạp chí nhà giàu danh tiếng Forbers phiên bản tiếng Việt vinh danh.

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017.

Forbes ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Cũng theo Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 62 trong danh sách phụ nữ quyền lực thế giới, bà thuộc Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia’s Power Businesswomen).

Những câu nói ấn tượng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo:

 

“Tôi không cho kết nối toàn cầu là tham vọng, mà là ước mơ. Có người từng nói với tôi rằng, hãy mơ những giấc mơ to lớn và hành động như thể một thiên thần…, thực sự chúng tôi đã biến điều không thể thành không thể, biến ước mơ thành hiện thực.”

“Kết nối toàn cầu tức là bạn phải dẫn đầu và tạo ra xu thế.”

“Tôi luôn nhắm đến những thương vụ làm ăn lớn. Tôi không bao giờ muốn làm những việc cò con. Khi mọi người giao dịch 1 container hàng hóa, tôi đã giao dịch với khối lượng hàng trăm chiếc container rồi.”

“Khi khởi nghiệp, đừng tiết kiệm ước mơ.”

“Không có con đường nào dễ dàng để thành công cả.”

“Không có phái yếu. Chỉ có phái mạnh và cực mạnh.”

Tổng hợp