Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Ông Nguyễn Hồng Phúc – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phúc Nguyễn: Người dám thực hiện ước mơ

Bạn bè gọi Nguyễn Hồng Phúc (Phúc Nguyễn) là “người dám thực hiện ước mơ”. Song khác với nhiều người cũng “dám ước mơ”, Phúc Nguyễn thường nghĩ đến những ý tưởng ít ai làm và mới mẻ nên đã gặp không ít gian truân. 
Doanh nhân Nguyễn Hồng Phúc – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phúc Nguyễn.

Nguyễn Hồng Phúc có hơn 20 năm kinh nghiệm làm tư vấn chiến lược cho các công ty, tập đoàn nước ngoài. Ông nảy ra ý tưởng và bắt đầu ngã rẽ kinh doanh một ngành mới – máy tạo nước ion kiềm tươi OH- từ chính trải nghiệm chữa bệnh ung thư cho cha mình. Với quyết tâm không bỏ cuộc và theo đuổi triết lý “kinh doanh phải mang lại giá trị khác biệt cho cộng đồng”, Phúc Nguyễn đã chạm đến những điều mình mơ ước và ông đang tiếp tục hành trình hiện thực hóa ước mơ tiếp theo của mình. 

* Gần 20 năm làm quản trị chiến lược cho các công ty, tập đoàn lớn, được gắn với biệt danh “Phúc chiến lược” nhưng tại sao ông lại hai lần bị đánh mất thương hiệu?

– Mặc dù 20 năm làm chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng không phải làm chiến lược là có thể thành công tất cả mọi thứ. Khi làm tư vấn chiến lược cho các công ty, mình chỉ là người đưa ra tư duy, góc nhìn về thị trường, định hướng quản trị, cách kiểm soát và chiến lược để kinh doanh hiệu quả . Phía công ty cũng có đủ nguồn lực, hệ thống, tài chính, nhân sự giỏi nên tất cả đều suôn sẻ.

Còn khi tự khởi nghiệp, dù chuẩn bị rất kỹ nhưng do nguồn lực, nhân sự, tài chính… đều hạn hẹp, phải làm theo kiểu “liệu cơm gắp mắm” nên khó tránh sai sót. 

Hơn nữa, trong kinh doanh, dù một chuyên gia giỏi hay một người làm chiến lược kinh nghiệm đến đâu, cũng không thể lường hết rủi ro và cả hai thương hiệu của tôi bị mất là hai tình huống khác nhau và mỗi lần đó đều cho tôi sự trưởng thành mới, bài học kinh nghiệm mới. 

* Cụ thể, hai tình huống đó diễn ra như thế nào, thưa ông?

– Năm 2009, cha tôi bị ung thư trực tràng, sau khi hóa trị lần thứ hai thì phát hiện đã di căn sang thận, sức khỏe gần như suy kiệt. Trong quá trình tìm cách chữa bệnh ung thư trực tràng cho cha, tôi biết đến một sản phẩm là nước ion kiềm tươi OH-, được tạo ra từ một loại máy của Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhưng giá rất đắt.

Sau thời gian sử dụng loại nước này, kết hợp với dưỡng sinh, ăn uống thực phẩm sạch, bệnh của cha tôi đã cải thiện. Lúc đó, tôi lóe lên ý tưởng tìm nhà sản xuất để có thể phổ biến loại máy hữu dụng này cho nhiều người Việt Nam cùng được sử dụng.

Tìm hiểu, biết ở Hàn Quốc cũng có đơn vị nắm công nghệ tương tự như máy của Nhật Bản, nhưng giá thành rẻ hơn, chỉ 39 triệu đồng/máy, rẻ hơn 1/3 so với giá máy của Nhật và có thể làm OEM (đặt hàng cho nhà sản xuất nhưng mang thương hiệu của mình), tôi trở về Việt Nam thành lập công ty, nhập lô hàng mẫu đầu tiên, lấy tên thương hiệu là Alkaline. Sau đó nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, đẩy mạnh truyền thông cho Alkaline, nhưng đang lúc chờ hàng về thì nhận được tin thương hiệu Alkaline đã bị người khác đăng ký bảo hộ cho sản phẩm nước đóng chai.

Tiếp tục đàm phán với các đối tác, khách hàng và chọn lại thương hiệu mới là Watapy, tôi lại bắt đầu hành trình đi giới thiệu thương hiệu mới. Để sản phẩm được biết đến rộng rãi, tôi đến các bệnh viện để trình bày, thuyết phục. Muốn vậy, sản phẩm phải được Bộ Y tế cấp phép, trong khi đó do sản phẩm quá mới tại Việt Nam nên chưa có trong danh mục cấp phép, thời gian chờ duyệt là vô hạn định. Trong lúc chờ đợi, tôi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) thông báo, thương hiệu Watapy đã có đơn vị khác nộp đơn đăng ký trước. Và đơn vị đó chính là đối tác vận chuyển hàng từ nước ngoài mà tôi vô cùng tin tưởng. 

* Vậy ông làm thế nào để đi tiếp và tìm lại bản quyền thương hiệu?

– Trong lúc tinh thần suy sụp, bà xã động viên: “Bao nhiêu việc anh còn làm được, kể cả việc giữ lại mạng sống cho cha mình, không lẽ bây giờ anh lại bỏ cuộc”. Câu nói đó khiến tôi bừng tỉnh, xốc lại tinh thần, tôi lên mạng tìm thông tin các trường hợp xảy ra tương tự, tìm các luật liên quan để tìm đường đi nước bước. Được một người bạn am hiểu luật hướng dẫn, tôi làm việc với các luật sư và nhận ra đối thủ có rất nhiều sai sót trong quy trình xin hồ sơ bảo hộ bản quyền, họ chỉ có logo bản gốc chứ không có bản giải trình chuẩn hóa và ý nghĩa logo, hợp đồng thiết kế logo và nhiều chi tiết khác nên tôi mở chiến dịch pháp lý để đi tìm lẽ phải cho mình.

Sau khi tìm lại được công lý, cùng lúc tôi nhận được văn bản của đại sứ quán Việt Nam tại Hàn quốc công nhận sản phẩm của tôi là thiết bị y tế đạt chuẩn toàn cầu. Chúng tôi đưa sản phẩm vào các bệnh viện phục vụ bệnh nhân và mở rộng hệ thống văn phòng ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam cùng hệ thống phân phối trên 20 đại lý khắp các tỉnh thành. Chỉ sau một năm, gần một nghìn máy tạo nước ion kiềm tươi OH- đã được bán ra, thậm chí khách hàng nước ngoài Úc, Mỹ, Pháp và người Việt ở nước ngoài… cũng tin tưởng đặt mua.

* Từ bài học của mình, ông đúc kết được điều gì ?

– Trong kinh doanh, khi có sự cố xảy ra, phải bình tĩnh để tìm cách xử lý. Cái gì của mình thì chắc chắn sẽ là của mình, nếu đủ bằng chứng, luật pháp sẽ công nhận, lẽ phải sẽ thắng. Khi làm việc với đối tác, dù tin nhau đến đâu cũng phải có sự kiểm soát, đối chứng, tìm hiểu kỹ đối tác trước khi hợp tác lâu dài. 

Trước đó, khi đầu tư vào giáo dục thất bại, tôi rút ra bài học là phải xây dựng được đội ngũ có cùng chí hướng, kế hoạch kinh doanh phải được triển khai theo lộ trình, không thể đốt cháy giai đoạn.

* Tiếp tục với dự án mới, đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ phục hồi kháng ung thư, ông có lường trước nhiều thách thức sẽ tiếp tục phải đối mặt?

– Với dự án này, tôi biết còn khó khăn hơn rất nhiều so với dự án trước. Phục hồi kháng ung thư là ý tưởng mới, quỹ đất thực hiện lớn, các hạng mục của dự án lại không nằm trong danh mục được Nhà nước ưu tiên. Do đó, tôi phải tự đi tìm quỹ đất và huy động mọi nguồn lực để thực hiện dự án. Hành trình tìm quỹ đất của tôi bắt đầu từ Tây Ninh, nhưng ở đây khí hậu khắc nghiệt. Madagui khí hậu mát nhưng nhiều điều kiện chưa đạt. Lâm Đồng thì khí hậu quá lạnh không phù hợp với người bệnh. Bến Tre thì nguồn nước chứa nhiều phèn, kim loại nặng. Khu vực Tây Nguyên cũng nhiều bất cập.

Cuối cùng, tôi đến Nha Trang và may mắn tìm được một vùng đất hội đủ tiêu chí, thổ nhưỡng màu mỡ lại tách biệt nhà dân, có sông, có núi, có thể trồng rau sạch và khí hậu cũng ôn hòa tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Với diện tích khoảng 2ha, tổng số tiền đầu tư cho dự án lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Sau khó khăn về quỹ đất, địa điểm, khó khăn tiếp theo là phải tìm được nguồn tài chính mạo hiểm để thực hiện dự án. Song cái khó là khi dự án còn nằm trên giấy thì ít quỹ đầu tư mạo hiểm đủ niềm tin để đầu tư, và cũng rất khó tìm người tâm huyết, hiểu được giá trị tương lai của dự án để đi đường dài với mình. 

Vì vậy, tôi phải cân nhắc các nguồn tài chính, chia nhỏ giai đoạn thực hiện, tự mua đất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hiện thực hóa từng bước các hạng mục, trước khi kêu gọi vốn. Sau khi dự án hình thành, các nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu quan tâm và Công ty Dragon Land đã kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn cho dự án.

* Còn việc đăng ký thương hiệu?

– Rút kinh nghiệm từ bài học cũ, tôi cẩn thận kiểm tra, rà soát kỹ càng rồi mới đi đăng ký bảo hộ thương hiệu nên không có rủi ro tranh chấp. 

* Dựa trên cơ sở và niềm tin nào để ông cam kết phục hồi trong 120 ngày cho bệnh nhân ung thư đã di căn? 

– Tôi đã dành đến hơn 5 năm tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều tài liệu y khoa, khoa học và công trình đã được công bố của các tiến sĩ, bác sĩ trên thế giới trong ngành Tây y và Đông y về lĩnh vực này. Khi đưa ra dự án trung tâm với 120 ngày phục hồi khả năng kháng thể để chống lại ung thư cho bệnh nhân ung thư giai đoạn ba – đã di căn, tôi hoàn toàn có căn cứ, cơ sở về những lý luận khoa học. 

Theo các tài liệu khoa học của Đông, Tây y thì trung bình sau 120 ngày, mỗi một tế bào máu sẽ vỡ ra, nhờ vậy máu được thanh lọc và thay thế tế bào mới. Vì vậy, tôi đưa ra liệu trình phục hồi trong 120 ngày.

Trong tài liệu của TS-BS. Otto Henrich Warburg – từng đoạt giải Nobel năm 1931 khi nghiên cứu tế bào ung thư đã cho rằng: “Độ PH của cơ thể bình thường, có hệ miễn dịch tốt và khỏe sẽ nằm từ mức 6.6-7.2, còn người thường xuyên bị bệnh sẽ có độ PH dưới 6. Và người có độ PH dưới 5.5 là người bị ung thư.

Ông cũng cho rằng: “Tế bào ung thư sống trong môi trường axit, tế bào khỏe mạnh sẽ mang tính kiềm. Khi nâng độ kiềm của cơ thể lên thì tự động tế bào ung thư bị chết đi”. 

Một nghiên cứu khác của TS-BS. Theodore A Baroody, tác giả cuốn sách Kiềm hóa hay là chết xuất bản năm 2002 cũng cho rằng: “Bất cứ sự căng thẳng nào trong tâm trí hoặc cơ thể có thể sinh ra nhiều axit thặng dư. Ngay cả căng thẳng nhẹ cũng có thể gây ra phản ứng tạo ít hoặc nhiều axit và bệnh tật đến từ một nguyên nhân: tế bào mang quá nhiều axit và chất thải trong cơ thể”.

Dựa trên các nghiên cứu khoa học này, Trung tâm đưa ra phác đồ điều trị bằng việc ứng dụng y học Tây y hiện đại kết hợp môi trường không khí thanh lọc, không ô nhiễm, sử dụng thực phẩm dinh dưỡng sạch, nguồn nước ion kiềm tươi giúp tăng khả năng chống oxy hóa, đào thải các cặn axit dư, cân bằng axit, kiềm trong cơ thể, phối hợp với cơ chế vận động và tập luyện theo phương pháp dưỡng sinh tự nhiên, cộng với chế độ chăm sóc tận tình, khoa học, đặc biệt là liệu thuốc tinh thần đầy tình yêu thương của các chuyên viên y tế của Trung tâm. Về phía người bệnh cũng phải tin tưởng, hợp tác và kiên trì, nhất định sẽ có kết quả tốt nhất.

* Nhưng làm thế nào để khách hàng có niềm tin khi dự án còn quá mới?

 Tôi không bao giờ mang đến cho khách hàng cái tôi có, mà dẫn dắt họ đi tìm cái họ cần. Trong hành trình này, tôi sẽ đóng vai trò là người truyền cảm hứng. 

Cụ thể, trong 120 ngày tại Trung tâm, tôi sẽ sống cùng bệnh nhân, gần gũi, chia sẻ và theo dõi quá trình thay đổi của họ. Khác với một bác sĩ điều trị, chỉ nói những điều bác sĩ biết chứ không cần hiểu bệnh nhân cần gì. Trung tâm của tôi đem đến một dự án nhân văn cho người bệnh chứ không đơn thuần chỉ là nơi điều trị phục hồi. 

Tính nhân văn đó chính là gieo niềm tin cho bệnh nhân – những người ở giai đoạn di căn sự lạc quan, hy vọng vẫn còn con đường sống. Muốn vậy, phải đồng hành, thấu hiểu, truyền cho họ cảm hứng sống và suy nghĩ tích cực, tin vào ngày mai sẽ tốt hơn. Liều thuốc tinh thần đó sẽ giúp họ có thêm ý chí tích cực để vượt qua căn bệnh và mau bình phục.

* Theo ông, thế nào là người truyền cảm hứng đúng nghĩa, và một CEO phải làm thế nào để truyền được cảm hứng cho nhân viên?

– Người truyền cảm hứng là người biết người nghe đang cần gì. Một người lãnh đạo muốn truyền cảm hứng cho nhân viên thì bản thân vị CEO đó phải có nhiều trải nghiệm và nhiều thăng trầm. Đặc biệt, lời nói, hành động, suy nghĩ phải nhất quán và tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng, cộng đồng, như vậy mới đủ sức thuyết phục và truyền cảm hứng cho nhân viên .

* Ông có thể chia sẻ về quan điểm “Phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường”?

– Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước. Vì vậy, bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, cho chính chúng ta và thế hệ con cháu ngày sau. Với triết lý kinh doanh: “Vì sức khỏe hàng triệu gia đình Việt”, tôi luôn kêu gọi mọi người và nhân viên phải bảo vệ nguồn nước sạch thông qua chiến dịch “Vì một môi trường xanh” nhằm kêu gọi sự chung tay của toàn cộng đồng đưa nguồn nước sạch đến gần hơn với mỗi gia đình. 

* Song song với dự án Trung tâm hỗ trợ phục hồi kháng ung thư, ông còn triển khai dự án sinh thái, liệu ông có quá tham vọng?

– Thực chất, tham vọng của tôi là phải thực hiện dự án mình mong ước một cách hoàn hảo nhất. Vì vậy, có dự án tính đến lợi nhuận nhưng có dự án không thể căn cứ đơn thuần trên lợi nhuận để thực hiện. Và dự án sinh thái là như thế. Không chỉ mang lại môi trường xanh, trong lành cho cộng đồng, dự án này còn khuyến khích nông dân trồng rau sạch, không phải để bán mà để cải tạo lại nguồn đất, cấu trúc lại hệ thống trồng rau sạch.

Cụ thể, chúng tôi chuyển giao công nghệ và cam kết bao tiêu hết sản phẩm, ứng trước 50% giá trị bao tiêu để nông dân yên tâm đồng hành với chúng tôi. Sau đó, chúng tôi thu mua sản phẩm và bán với giá bình ổn cho người dân, nhất là cung ứng cho Trung tâm kháng ung thư và các bệnh nhân sau 120 ngày bình phục vẫn phải duy trì chế độ ăn uống sạch và sinh hoạt lành mạnh.

Song song đó, dự án cũng sẽ cung cấp rau cho các quán cơm chay tùy tâm, dự định mỗi tỉnh sẽ có một quán, người có tiền thì tùy tâm, người không tiền cũng vào ăn được, đồng thời khuyến khích nông dân trồng dược liệu để vừa bảo tồn cây cỏ quý của Việt Nam, vừa có nguyên liệu để phục hồi kháng ung thư.

* Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện cởi mở. Chúc những dự án của ông mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng!

Theo DNSG