Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Cách tân ngành nông nghiệp dưới góc nhìn của một doanh nhân Thái Lan

Là một trong những doanh nhân Thái Lan đầu tiên tới “khai phá” môi trường kinh doanh Việt Nam khi bắt đầu mở cửa, gần 30 năm trực tiếp trải nghiệm, gắn bó với ngành nông nghiệp, nông dân Việt Nam – ông Montri Suwanposri – Tổng giám đốc Công ty C.P. Việt Nam – nhận định, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, thị trường sẽ rộng mở, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn.

Ảnh: Lao Động

Cơ hội tốt cho doanh nghiệp dù cạnh tranh khốc liệt

Thưa ông, Việt Nam đã và đang nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh. C.P. Việt Nam thuộc nhóm doanh nghiệp FDI đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư vào Việt Nam sau Đổi mới, trực tiếp trải nghiệm những nỗ lực đó, ông thấy môi trường đầu tư kinh doanh vào thời điểm đó và hiện nay đã thay đổi thế nào?

– Hệ thống pháp luật Việt Nam về chăn nuôi cũng được hoàn thiện dần. Khi chúng tôi vào đầu tư năm 1993, Việt Nam chưa có Pháp lệnh Chăn nuôi. Năm 2004 Pháp lệnh Chăn nuôi ra đời giúp chúng tôi định hướng tốt hơn trong phát triển chăn nuôi, sản xuất con giống để cung cấp cho người chăn nuôi.

Năm 2018, Luật Chăn nuôi được Quốc hội phê duyệt và có hiệu lực từ 1.1.2020.  Tôi tin rằng đây là bước tiến mới về lĩnh vực chăn nuôi Việt Nam. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, tại Việt Nam, hàng loạt các đạo luật khác được xây dựng trên tinh thần phát triển và hội nhập quốc tế.

– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đầu năm 2019, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU vừa được ký kết đã và đang tạo ra sức hút mới cho FDI vào Việt Nam. Theo các chuyên gia, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực chịu tác động mạnh từ những hiệp định này, doanh nghiệp của ông chuẩn bị đương đầu với những diễn biến này ra sao?

– Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước thay đổi lớn khi hàng loạt các cam kết thương mại đã đạt được thỏa thuận. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn thay đổi nhanh chóng, thị trường sẽ rộng mở, có nhiều nhà sản xuất hơn. Do đó, hoạt động kinh doanh phải thích ứng kịp thời với sự đang thay đổi nhanh chóng này. Theo đó, chăn nuôi và trồng trọt phải tính đến vấn đề an toàn và chất lượng sản phẩm nhiều hơn để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang quyết liệt xây dựng một “Chính phủ liêm chính – kiến tạo – phục vụ người dân”, theo tôi đây là một tín hiệu rất tốt. Một khi Chính phủ thay đổi phương cách hành động thì các chính sách sẽ ngày càng được sửa đổi tốt hơn, minh bạch hơn, đem đến cơ hội tốt cho doanh nghiệp ngay cả khi có sự cạnh tranh khốc liệt.

Việt Nam đang sở hữu tài nguyên và nguồn lực vô giá với ngành nông nghiệp có lợi thế về điều kiện tự nhiên và tinh thần lao động cần cù của người dân. Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hiện đang hối thúc các ngành, cơ quan, cộng động doanh nghiệp và người dân tập trung dồn lực để cải tổ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao với quy mô công nghiệp bằng công nghệ cao.

Bằng quyết tâm và sự đồng thuận cao từ cấp Chính phủ đến người dân, tôi nghĩ rằng cuộc cách tân ngành nông nghiệp của Việt Nam sắp tới sẽ thành công.

Tuy nhiên, khi các hiệp định này được ký kết thì ngành nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn do thịt giá rẻ được nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài cạnh tranh với người chăn nuôi trong nước. Ngoài nỗ lực của công ty trong việc giảm giá thành, nhà nước cần có chính sách quy định tiêu chuẩn nhập khẩu cao hơn để nâng cao chất lượng các sản phẩm thịt nhập khẩu và bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

Ông Montri Suwanposri –Tổng giám đốc Công ty C.P. Việt Nam. Ảnh: NVCC

Sát cánh cùng nông dân Việt Nam trước những thách thức mới

“Văn hóa biết ơn, đền ơn”, thông điệp “Đền ơn Tổ quốc Việt Nam”… là những thông tin về sứ mệnh của C.P. Việt Nam. Nông dân Việt Nam ở đâu trong sứ mệnh này, nhất là trước những thách thức mà họ đang phải đối mặt hiện nay?

– Trước những thách thức rất lớn của thị trường tự do và thuế suất nhập khẩu về 0% chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi Việt Nam, trong khi đó Việt Nam không thể phụ thuộc vào sản phẩm thịt nhập khẩu, người nông dân không thể từ bỏ chăn nuôi.

Vấn đề là người chăn nuôi cần nâng cao hiệu quả cả về năng suất lẫn tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, để giải quyết vấn đề này đỏi hỏi phải có giải pháp công nghệ phù hợp như giống vật nuôi, kỹ thuật chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe vật nuôi…

Tất cả những vấn đề này, chúng tôi luôn nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và sẵn sàng chia sẽ hỗ trợ cùng người chăn nuôi. Chúng tôi sẽ phát triễn mạnh mẽ hơn chuỗi giá trị thực phẩm trên cơ sở đó giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa được nhiều hơn và ổn định hơn.

Ông có hài lòng với những gì đã làm, đã cống hiến và đã tạo ảnh hưởng? Ông có từng thử nghĩ tới công ty trong 25 năm tiếp theo sẽ thế nào không, thưa ông?

– Tôi rất hài lòng với những gì mà công ty đã đạt được trong 30 qua. Công ty có đội ngũ hơn 20,000 nhân sự với hơn 98% là người Việt Nam, trong đó nhiều người Việt Nam giữ chức vụ quản lý cấp cao, làm việc trong nhà máy, trang trại khắp Việt Nam.

Rất khó để hình dung một C.P. Việt Nam vào năm kỷ niệm lần thứ 50, nhưng có thể nói rằng chúng tôi vẫn duy trì một tốc độ phát triển tốt và ổn định trong nhiều năm tiếp theo. Hình ảnh C.P Việt Nam sẽ thân quen hơn với mỗi người dân Việt Nam như là một chỗ dựa vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân đồng thời là một nguồn thực phẩm tin cậy về an toàn cho sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Xin cảm ơn ông!

Theo LĐO