Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

Các gia tộc giàu nhất châu Á

Theo Bloomberg, nhóm 20 gia tộc giàu nhất châu Á kiểm soát khối tài sản lên đến 450 tỷ USD. Đứng đầu là nhà Ambani với 50 tỷ USD.

1. Gia tộc Ambani (Ấn Độ) – 50,4 tỷ USD:  Dhirubhai Ambani – cha của  Mukesh và Anil – sáng lập công ty tiền thân của Reliance Industries vào năm 1957. Sau khi ông qua đời năm 2002, vợ ông đã thu xếp để hai con trai chia tài sản và quyền kiểm soát công ty. Hiện tại, nhà Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á với khối tài sản 50,4 tỷ USD theo ước tính của Bloomberg. Trong khi đó, tạp chí Forbes xác định họ sở hữu 47 tỷ USD.  

Ảnh: Reuters.

2. Gia tộc Kwok (Hong Kong) – 38 tỷ USDKwok Tak-seng đưa Sun Hung Kai Properties lên thị trường chứng khoán vào năm 1972. Từ đó, nó phát triển thành một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Hong Kong. Sau khi Kwok Tak-seng qua đời năm 1990, ba người con trai Walter, Thomas và Raymond cùng nắm quyền kiểm soát công ty. Năm 2008, Walter Kwok bị phế truất vì mâu thuẫn với anh em.  

Ảnh: Forbes.

3. Gia tộc Chearavanont (Thái Lan) – 37,9 tỷ USD:  Chia Ek Chor rời miền nam Trung Quốc và khởi đầu cuộc sống mới ở Thái Lan vào năm 1921 với nghề bán rau giống. Gần 100 năm sau, con trai ông Chia là Dhanin Chearavanont nắm giữ chức chủ tịch Charoen Pokphand Group, một tập đoàn đa ngành khổng lồ, tập trung vào thực phẩm, bán lẻ và viễn thông. 

Ảnh: Retail News.

4. Gia tộc Hartono (Indonesia) – 32,5 tỷ USD

Oei Wie Gwan mua một thương hiệu thuốc lá vào năm 1950 và đổi tên nó thành Djarum. Công ty này dần vươn lên thành nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất Indonesia. Sau khi ông Oei qua đời năm 1963, hai con trai Michael and Budi mở rộng đầu tư vào Bank Central Asia.

Ảnh: Bloomberg.

5. Gia tộc Lee (Hàn Quốc) – 28,5 tỷ USD: 

Lee Byung-chull thành lập Samsung – một công ty xuất khẩu trái cây, rau và cá – vào năm 1938. Ông bước vào ngành điện tử năm 1969 khi lập Samsung Electronics và giờ nó trở thành nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Sau khi ông qua đời năm 1987, con trai thứ ba Lee Kun-hee tiếp quản công việc kinh doanh. Hiện tại, Jay Y. Lee, con trai của Lee Kun-hee giữ vị trí lãnh đạo tập đoàn.

Ảnh: Pulse.

6. Gia tộc Yoovidhya (Thái Lan) – 24,5 tỷ USDChaleo Yoovidhya thành lập T.C. Pharmaceutical năm 1956 để bán dược phẩm. Sau đó ông mở rộng đầu tư vào hàng tiêu dùng và đến năm 1976 sáng tạo ra loại nước năng lượng Krating Daeng, hay còn gọi là Red Bull. Tài sản của gia tộc này chủ yếu bắt nguồn từ thành công của Red Bull. Chaleo qua đời năm 2012 và con trai Saravoot Yoovidhya giờ là CEO của TCP Group.

Ảnh: Straits Times.

7. Gia tộc Mistry (Ấn Độ) – 21,1 tỷ USDGia tộc Mistry khởi nghiệp kinh doanh tại Ấn Độ vào năm 1865. Hiện tại, Shapoorji Pallonji Group kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kỹ thuật và xây dựng. Gia đình này cũng nắm giữ cổ phiếu của Tata Sons, công ty đứng sau Tata Group.

Ảnh: Nikkei

8. Gia tộc Sy (Philippines) – 20,9 tỷ USDHenry Sy sinh ra tại Trung Quốc và đến Philippines năm 12 tuổi. Ông giúp cha mình bán gạo, cá và xà bông trước khi khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 1958. Từ một cửa hàng nhỏ ở Manila, SM Investments của nhà Sy dần phát triển thành một tập đoàn bán lẻ, tài chính và bất động sản lớn. Hiện nay, SM Investments quản lý 63 trung tâm mua sắm và 56 siêu thị.

Ảnh: Forbes.

9. Gia tộc Chirathivat (Thái Lan) – 20,3 tỷ USD Gia tộc Chirathivat kiểm soát Central Group, một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan với hơn 50 công ty con. Khởi đầu của Central Group rất khiêm tốn, chỉ là một cửa hàng gia đình nhỏ ở Bangkok hồi năm 1947.

Ảnh: Retailinasia/Centralgroup.

10. Gia tộc Kadoorie (Hong Kong) – 18,5 tỷ USDThập niên 1880, Elly Kadoorie và anh trai Ellis đến Hong Kong làm việc cho nhà Sassoon. Sau đó, họ lập công ty môi giới và bắt đầu thâu tóm cổ phần các công ty tài chính, bất động sản, điện lực… Giờ gia tộc Kadoorie nắm giữ Tập đoàn năng lượng CLP Holdings và Hongkong and Shanghai Hotels. 

Ảnh:SamTsang

An Chi (Tổng hợp)

Theo Zing.vn