Loading...

Hotline: 0934.119.383 - 028.6680.9898

4 xu hướng lựa chọn nơi làm việc của nhân viên xuất sắc mà các nhà lãnh đạo cần biết

Đã xưa rồi chuyện có việc là làm, người lao động hiện nay quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như môi trường làm việc, sự gắn kết giữa các nhân viên, châm ngôn hoạt động của công ty cũng như ý nghĩa công việc.

Thành công của một tổ chức có mối tương quan rất lớn với khả năng giữ chân nhân tài và duy trì sự gắn kết nhân viên trong tổ chức.

Với những thay đổi mỗi ngày về công nghệ, nhân khẩu học và lối sống, đặc điểm của lực lượng lao động cũng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Việc thu hút và giữ chân nhân tài đang trở thành thách thức vô cùng quan trọng.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần nắm được 4 xu hướng tìm kiếm công việc dưới đây để có thể chiêu mộ được những nhân tài phù hợp cho công ty mình.

Xu hướng thứ nhất: Quan tâm đến những thứ “ngoài lương”

Người lao động giờ không chỉ đi làm vì tiền nữa. Những lợi ích như tiền thưởng, lương hưu hay thời gian nghỉ thai sản không còn hấp dẫn so với một công việc linh hoạt: có thể làm việc từ xa hay lịch làm việc thay đổi dễ dàng.

Công nghệ đã khiến việc có mặt ở công ty nhiều khi không quá cần thiết. Giám đốc điều hành của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực (SHRM) Johnny C. Taylor, Jr. chỉ ra rằng: “Nhờ công nghệ mà chúng ta có thể hoàn thành công việc trong bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Do đó, ngày nghỉ hoặc thời gian nghỉ có lương đã trở thành một ‘mặt hàng’ đặc biệt thu hút trong môi trường việc làm hiện nay.”

Hilton, xếp hạng nhất trong danh sách 100 công ty tốt nhất để làm việc theo Fortune năm 2019 nhờ đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm cung cấp cho nhân viên một lịch làm việc linh hoạt cũng như hỗ trợ giải tỏa căng thẳng. Ví dụ, Hilton sẽ giảm giá cho hơn 5700 phòng tại chuỗi khách sạn Hilton trên toàn thế giới nếu các nhân viên chọn thuê phòng ở đây.

Không chỉ là một cách để khuyến khích làm việc, kết quả kinh doanh cho thấy nếu nhân viên nhận thấy họ liên kết mạnh mẽ hơn với công ty, kết quả làm việc sẽ tốt hơn rất nhiều.

“Chúng tôi tin rằng chỉ khi bạn đi làm với ‘bản thân’ tốt nhất, công ty và cả các bạn sẽ ‘chiến thắng’”, giám đốc nhân sự của Hilton, Matthew Schuyler khẳng định.

Xu hướng 2: Yêu thích môi trường làm việc năng động và hiệu quả

Thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng? 

Không gian làm việc được thiết kế khuyến khích sự hợp tác, những cuộc họp được thiết kế để kích thích nêu ý kiến.

Một yếu tố khác là trao đổi với khách hàng thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án thay vì chờ đợi đến sản phẩm cuối cùng.

Phó giám đốc nhân sự của Nordstrom, một trong những công ty bán lẻ đồ xa xỉ Mỹ, Christine Vice cho biết: “Môi trường bán lẻ đang phát triển nhanh chóng và các công ty buộc phải theo kịp các vấn đề công nghệ, con người và không gian vật lý để đáp ứng nhu cầu khách hàng”.

Xu hướng 3: Nhân viên muốn tạo ra sự khác biệt và đóng góp cho xã hội

Nhân viên luôn mong muốn công việc của mình trực tiếp liên quan đến sứ mệnh công ty, và luôn bị thu hút bởi những công ty làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Một số công ty thì tổ chức các hoạt động tình nguyện cho nhân viên và cả những người đã về hưu nhằm bảo vệ môi trường hay làm đẹp các địa điểm công cộng.

 Thật vậy, hãy đừng để quan hệ giữa nhân viên và công ty gói gọn trong công việc.

Xu hướng 4: Văn hóa tổ chức là “vua”

Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp Barbara Mason khẳng định, các nhân viên triển vọng luôn có những câu hỏi về văn hóa làm việc. Họ kì vọng công ty có sự minh bạch và trách nhiệm của chủ lao động.

Thật vậy, văn hóa tổ chức chắc chắn tác động to lớn đến mức độ gắn kết nhân viên.

Ví dụ như Nordstrom, hãng bán lẻ này có cấu trúc hoạt động kim tự tháp ngược, trong đó các nhân viên là những người ra quyết định quan trọng nhất đứng đầu kim tự tháp. Theo hãng, nhân viên là những người gần gũi nhất với khách hàng. Họ xứng đáng được trao quyền để quyết định phương thức đáp ứng tối ưu nhất với mỗi khách hàng.

Ngoài ra, theo báo cáo của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực tháng 1 năm 2018, nhân viên đang có xu hướng coi trong các chương trình nâng cao văn hóa công ty nhất là từ sức khỏe (70%), học tập và phát triển (68%), cân bằng công việc và cuộc sống (44%). Những hoạt động không mang tính liên kết như tập thiền chỉ chiếm 13% và đứng cuối danh sách.

Thật vậy, kết hợp giữa nâng cao văn hóa tổ chức gắn với nhu cầu và lợi ích phù hợp của nhân viên chính là nhân tố chính của sự gắn kết lâu dài với nhân viên.

Saleforce, công ty xếp thứ 2 trong 100 công ty tốt nhất để làm việc Fortune nhờ vào sự quan tâm của họ đến văn hóa công ty. “Không áp dụng cho tất cả, nhưng chúng tôi có công thức làm việc thành công đó là: Văn hóa + Công nghệ + Dữ liệu = Sự tham gia của nhân viên” – Chuyên gia tuyển dụng Saleforce cho hay.

Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng văn hóa là sự khác biệt lớn nhất và lợi thế cạnh tranh của chúng tôi. Công ty luôn quan tâm đến định hướng văn hóa của mình, ưu tiên và xây dựng các chương trình nhằm hoàn thiện và liên tục đổi mới môi trường văn hóa.”

Tầng Ohana của tháp Saleforce – một ví dụ về sự tập trung vào văn hóa.

Thật vậy, gắn kết nhân viên là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với bất lỳ lãnh đạo hoặc tổ chức nào. Mặc dù không thể không nhắc đến các yếu tố như sự quan tâm của cấp trên, công việc có ý nghĩa và lương thưởng công bằng luôn là yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì lực lượng lao động. Tuy nhiên các công ty cần thực sự lắng nghe nhân viên và thực sự có những thay đổi để đáp ứng phần nào yêu cầu việc làm trong thời đại mới.

Phong Ninh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Forbes